Câu hỏi/đáp án ôn thi kiến thức chung chuyên viên chính năm 2024 (mới)

27-04-2024 03:40 Lượt xem: 3597 Download: 1305 5 trang
Câu hỏi/đáp án ôn thi kiến thức chung chuyên viên chính năm 2024 (mới). Từ vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị, anh (chị) hãy phân tích làm rõ nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền XHCN là “bảo đảm sự lãnh đạo của đảng đối với nhà nước”. Liên hệ thực tiễn để minh chứng nguyên tắc này

Bản xem trước: Download Bản đầy đủ

Câu hỏi/đáp án ôn thi kiến thức chung chuyên viên chính năm 2019 (mới). Từ vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị, anh (chị) hãy phân tích làm rõ nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền XHCN là “bảo đảm sự lãnh đạo của đảng đối với nhà nước”. Liên hệ thực tiễn để minh chứng nguyên tắc này.

Trả lời:

Hệ thống chính trị ở nước ta là hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa được hình thành sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 cùng với sự hình thành Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Cùng với sự phát triển của xã hội mới, hệ thống chính trị của nước ta ngày càng được củng cố, phát triển và hoàn thiện.

Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thể hiện bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, là cơ chế để thực thi quyền lực chính trị trong bối cảnh giai cấp công nhân trong liên minh với giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức đã trở thành giai cấp cầm quyền. Như vậy, hệ thống chính trị trở thành công cụ để bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và toàn thể nhân dân lao động, là công cụ để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Hệ thống chính trị ở nước ta bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước CHXHCN Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Các tổ chức trong hệ thống này vận hành theo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, được gắn kết với nhau theo những quan hệ, cơ chế và nguyên tắc nhất định trong một môi trường văn hóa chính trị đặc thù.

Hệ thống chính trị nước ta hiện nay được tổ chức và hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng duy nhất nắm quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội. Vai trò, vị trí và khả năng lãnh đạo của Đảng được xã hội thừa nhận thông qua sự nghiệp lãnh đạo của Đảng đối với cả dân tộc trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng CNXH. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu. Đảng thường xuyên nâng cao năng lực cầm quyền và hiệu quả lãnh đạo, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.

Điều 2, Hiến pháp năm 2013 xác định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền XHCN là “bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với nhà nước”. Điều 4, Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 khẳng định “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.

Việc quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Hiến pháp năm 2013 một lần nữa khẳng định tính tất yếu, lịch sử, khách quan vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội. Những quan điểm mơ hồ, lệch lạc về đa nguyên, đa đảng, đòi xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là ảo tưởng chính trị, không bao giờ trở thành sự thật ở Việt Nam.

Nội dung cơ bản của sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

Bình luận