Đề án Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm

22-12-2024 00:17 Lượt xem: 1807 Download: 0 45 trang
Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp đang ngày càng phát triển mạnh và giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân.

Bản xem trước: Download Bản đầy đủ

ĐỀ ÁN ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ ĐÔ THỊ

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết phải xây dựng đề án

2. Các văn bản và căn cứ pháp lý để lập đề án

3. Yêu cầu xây dựng đề án

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề án

PHẦN THỨ NHẤT: TỔNG QUAN VỀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO, ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở  HUYỆN

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN VỀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

II. ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO VÀO PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT TẠI HUYỆN

1. Vị trí địa lý

2. Điều kiện  đất đai, địa hình và thổ nhưỡng

3. Điều kiện  thời tiết - khí hậu.

4. Về điều kiện kinh tế và mạng lưới kết cấu hạ tầng nông thôn

5. Điều kiện về xã hội

III. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN

1. Thực trạng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.

2. Đánh giá chung về tình hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Hòa Vang.

PHẦN THỨ HAI. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển.

2. Mục tiêu phát triển. 

3. Các tiêu chí lựa chọn nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

4. Định hướng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp phục vụ đô thị tại huyện  đến năm 2020.

PHẦN THỨ BA. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO VÀO SẢN XUẤT NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ ĐÔ THỊ ĐẾN NĂM 2020

I. PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG VÀ CÁC SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO 

1. Đối với vùng đồng bằng.

2. Đối với vùng trung du.

3. Đối với vùng miền núi

4. Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

II. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO.

1. Dịch vụ giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản chủ yếu.

2. Dịch vụ vật tư, kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi

3. Dịch vụ máy móc, thiết bị, bảo quản, chế biến.

4. Dịch vụ huấn luyện, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.

1. Giải pháp về giao đất và quy hoạch sử dụng đất

2. Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật

3. Cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

4. Ứng dụng và chuyển giao công nghệ.

5. Huy động các nguồn lực, liên kết, hợp tác phát triển.

6. Xúc tiến thương mại, thị trường, thông tin, dịch vụ.

7. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hành động.

8. Giải pháp về nguồn nhân lực

IV. KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN.

1. Khái toán vốn đầu tư.

2. Hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường.

PHẦN THỨ TƯ. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN.

1. Tổ chức thực hiện.

2. Kết luận và kiến nghị

PHẦN MỞ ĐẦU

            1. Sự cần thiết phải xây dựng đề án

            Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp đang ngày càng phát triển mạnh và giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Trong những năm qua Huyện ủy, UBND huyện luôn coi trọng và ưu tiên chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng CNC, nhiều giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có chất lượng cao, cùng các quy trình sản xuất, cơ sở hạ tầng được đầu tư bài bản bước đầu đã được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân.

             Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC trên địa bàn hiện nay vẫn nhiều hạn chế, chỉ dừng lại ở một số mô hình sản xuất nhỏ, chỉ mới tập trung vào việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, chưa ứng dụng công nghệ tự động hóa, thông tin, cũng như quy trình canh tác tiên tiến ... rộng rãi trong sản xuất.

          Xác định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu hướng chủ đạo và tất yếu của ngành Nông nghiệp trong xu thế hội nhập. Do đó, việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ đô thị là cần thiết. 

         2. Các văn bản và căn cứ pháp lý để lập đề án

         3. Yêu cầu xây dựng đề án:

 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ đô thị phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển nông nghiệp và phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện, đáp ứng được yêu cầu đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hòa Vang.

         4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu áp dụng của đề án

         a) Đối tượng:  Đề án đề cập đến sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bao gồm các khía cạnh: điều kiện tự nhiên, khí hậu vùng, các loại sản phẩm, các loại công nghệ tiên tiến ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, kỹ thuật sản xuất, quản lý tổ chức sản xuất. Hệ thống giải pháp để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Các vùng phát triển sản xuất ứng dụng công nghệ cao được nghiên cứu và bố trí phát triển tập trung vào các sản phẩm lợi thế của huyện nhằm phục vụ cho nhu cầu của người dân trong thành phố, cho đô thị.

          b) Phạm vi nghiên cứu áp dụng của đề án: Điều tra, nghiên cứu tổng hợp của huyện, tập trung vào đánh giá thực trạng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, việc ứng dụng các kỹ thuật, mô hình tiên tiến vào sản xuất. Đề xuất phương án, giải pháp tổ chức thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thời gian tới. Tập trung vào các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp cung cấp nông, lâm, thủy sản cho thị trường đô thị. Đồng thời đề xuất phương án phát triển mở rộng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện trong thời gian tới. Các nhân tố nghiên cứu giải quyết tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quản lý dịch bệnh, cơ giới hóa.

 

Bình luận