Luận văn hoạch định chính sách công về mô hình nông thôn mới ở Quảng Nam

04-12-2024 15:31 Lượt xem: 124 Download: 0 100 trang
 Cách hiểu ngắn gọn cô đúc song tất yếu: Chính sách công là Chương trình hành động của Nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể. Hay chính sách công còn được hiểu là chuỗi các văn bản, được quyết định bởi chủ thể nắm quyền lực nhà nước, nhằm quy định mục đích và cách thức, hành động của những đối tượng liên quan, để giải quyết những vấn đề mà xã hội quan tâm.           Qua các cách hiểu như trên về chính sách công, có thể khái quát rằng: Chính sách công là một hệ thống bao gồm tổng thể những tác động có ý thức (tự giác, không phải là ngẫu nhiên) của Nhà nước đến đời sống nhân dân, nhằm đạt được các mục tiêu Nhà nước đã đặt ra trong quá trình quản lý xã hội. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tuỳ thuộc tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... Muốn định ra chính sách đúng phải căn cứ vào tình hình thực tiễn trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn, phải vừa giữ vững mục tiêu, phương hướng được xác định trong đường lối nhiệm vụ chung, vừa linh hoạt vận dụng vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể. Đối với Việt Nam, chính sách là các quan điểm, cách thức, biện pháp của Nhà nước nhằm cụ thể hoá đường lối của Đảng tác động đến các lĩnh vực trong đời sống xã hội nhằm đạt được mục tiêu trong mỗi thời kỳ khác nhau. Nhiều trường hợp chủ trương đường lối, nghị quyết của Đảng cũng được coi là chính sách. Như vậy, chính sách công bao hàm các vấn đề rất cơ bản như sau:

Bản xem trước: Download Bản đầy đủ

NHỮNG CĂN CỨ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH CÔNG VỀ MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI

 

1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG

1.1.1. Quan niệm về chính sách công

          Có nhiều định nghĩa khác nhau về “chính sách công”. Nhà kinh tế học Anh (Frank Ellis) cho rằng: Không có một định nghĩa duy nhất về thuật ngữ “chính sách công” phù hợp với tất cả mọi người. Cách hiểu thông thuờng được nói đến nhiều nhất: Chính sách (Politique) là các chủ trương và các biện pháp của một đảng phái hoặc chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - kinh tế - xã hội; là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định.

Tuy vậy, có rất nhiều cách cắt nghĩa. Frank Ellis cho rằng chính sách là “nghệ thuật của Chính phủ” tạo ra các điều chỉnh và sự can thiệp cần thiết. Chính sách công ngụ ý sự can thiệp của Nhà nước vào xã hội. Từ đó ông nêu ra định nghĩa: “Chính sách được xác định như là đường lối hành động mà Chính phủ lựa chọn đối với một lĩnh vực của nền kinh tế, kể cả các mục tiêu mà Chính phủ tìm kiếm và sự lựa chọn các phương pháp để theo đuổi mục tiêu đó” [10, tr.121].

E. Anlerson cho rằng chính quyền là cơ quan thực hiện sự uỷ quyền của dân, thực hiện ý chí của mọi người. Vì thế nó là một thể chế công cộng điển hình nhất, hoạt động của nó là hoạt động công cộng vì lợi ích công cộng. Chính quyền có khả năng huy động nguồn lực của toàn xã hội và tác động đến các bộ phận của xã hội với những mục đích nhất định. Những tác động này được gọi là chính sách. E. Anlerson cho rằng hoạt động của chính quyền là chính sách công. Từ đây, ông định nghĩa: "Chính sách công là những hoạt động mà chính quyền chọn làm và không làm" [10, tr.122].

Nhiều quan điểm cho rằng chính sách công là một chuỗi các hoạt động nhằm trong một hệ thống với một trật tự xác định. Hệ thống này có mục tiêu dài hạn hay ngắn hạn, được xây dựng trên cơ sở pháp lý và loại trừ các yếu tố ngẫu nhiên. Như vậy chính sách công là hệ thống hoạt động có tính toán và mục tiêu của chính quyền tác động đến cuộc sống của người dân.

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính, “Chính sách công (Politique publique) là chiến lược sử dụng các nguồn lực để làm dịu bớt những vấn đề của quốc gia hay những mối quan tâm của Nhà nước. Chính sách công cho phép chính phủ đảm nhiệm vai trò của người cha đối với cuộc sống của nhân dân. Nó tạo thời cơ, giữ gìn hạnh phúc và an toàn cho mọi người; tạo ra an toàn tài chính và bảo vệ an toàn Tổ quốc” [49, tr.47].

Các tác giả tập bài giảng chính trị học của Viện Khoa học chính trị cho rằng “chính sách là tập hợp những văn bản theo một hướng xác định được quyết định bởi những chủ thể cầm quyền nhằm quy định quá trình hành động của những đối tượng nào đó, để giải quyết những vấn đề mà nhóm chủ thể - đối tượng đó quan tâm theo một phương thức nhất định để phân bổ giá trị” [18, tr.125]. Các tác giả của tập bài giảng còn cho rằng khái niệm chính sách công xuất phát từ các vấn đề của thực tiễn như: Sử dụng các nguồn lực đúng và hiệu quả. Chính sách chứa đựng hai mặt của vấn đề kỹ thuật và hệ giá trị.

 Cách hiểu ngắn gọn cô đúc song tất yếu: Chính sách công là Chương trình hành động của Nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể. Hay chính sách công còn được hiểu là chuỗi các văn bản, được quyết định bởi chủ thể nắm quyền lực nhà nước, nhằm quy định mục đích và cách thức, hành động của những đối tượng liên quan, để giải quyết những vấn đề mà xã hội quan tâm.

          Qua các cách hiểu như trên về chính sách công, có thể khái quát rằng: Chính sách công là một hệ thống bao gồm tổng thể những tác động có ý thức (tự giác, không phải là ngẫu nhiên) của Nhà nước đến đời sống nhân dân, nhằm đạt được các mục tiêu Nhà nước đã đặt ra trong quá trình quản lý xã hội.

Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tuỳ thuộc tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... Muốn định ra chính sách đúng phải căn cứ vào tình hình thực tiễn trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn, phải vừa giữ vững mục tiêu, phương hướng được xác định trong đường lối nhiệm vụ chung, vừa linh hoạt vận dụng vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể.

Đối với Việt Nam, chính sách là các quan điểm, cách thức, biện pháp của Nhà nước nhằm cụ thể hoá đường lối của Đảng tác động đến các lĩnh vực trong đời sống xã hội nhằm đạt được mục tiêu trong mỗi thời kỳ khác nhau. Nhiều trường hợp chủ trương đường lối, nghị quyết của Đảng cũng được coi là chính sách. Như vậy, chính sách công bao hàm các vấn đề rất cơ bản như sau:

Thứ nhất, chính sách công là các “chương trình” bao gồm các mục tiêu và biện pháp liên quan với nhau, phụ thuộc lẫn nhau, được luận giải khoa học. Điều đó giúp phân biệt chính sách với các quyết định nhất thời mang tính chất tình thế.

Thứ hai, “Tính định hướng đích, cụ thể” của chính sách công phân biệt được rõ giữa định hướng, chính sách và biện pháp theo mức độ cụ thể hoá.

Thứ ba, “Tính hợp pháp” của chủ thể ra chính sách (Nhà nước) từ đó khẳng định khả năng cưỡng chế của bộ máy quyền lực. Nó là tiêu chí chính thể hiện sự khác biệt giữa chính sách công với các chính sách của các tổ chức trong khu vực tư nhân hay của các đảng, đoàn thể xã hội vốn là những chủ thể không nắm quyền lực công cộng mặc dù có ảnh hưởng nhất định đến quyền lực đó.

Thứ tư, " tính hệ thống", " tính lịch sử",các chính sách luôn luôn phụ thuộc nhiều,chính sách liên quan, chế tài bởi các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách có thời hiệu trong một thời gian, không gian nhất định.

Thứ năm, chính sách phụ thuộc vào bộ máy, cơ chế, cán bộ nhằm hoạch định, chỉ đạo thực hiện chính sách hiệu quả. Bộ máy gọn nhẹ, minh bạch, không chồng chéo, cơ chế phối hợp rõ ràng, triển khai chính sách thuận lợi hơn.

Thứ sáu, chính sách phụ thuộc vào tính đúng đắn của chính sách. sự chỉ đạo vận dụng vào thực tiễn từng địa phương. Nhiều chính sách do chủ quan, nóng vội hoặc không thực tiễn, sẽ khó thực hiện.

1.1.2. Chính sách công ở Trung ương và địa phương

 Để nghiên cứu chính sách công, chúng ta có thể phân loại chúng. Có thể phân loại theo các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng…Cũng có thể phân loại theo thời gian: Ngắn hạn hoặc dài hạn; phân loại theo hiệu quả, phân loại theo phương pháp triển khai, như chính sách phân bổ, chính sách điều tiết, chính sách có tính cưỡng chế hay thuyết phục, phân loại theo chính sách toàn thể hoặc chính sách bộ phận…

Trong phân loại chính sách, tất nhiên tuỳ từng đề tài để sử dụng cách phân loại nào là chính trong quá trình nghiên cứu. Khi nghiên cứu chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn ở một tỉnh như Quảng Nam mà luận văn đã lựa chọn, thì cách phân loại theo cấp độ của chính sách (ở trung ương và ở địa phương) có ý nghĩa quan trọng, mặc dù chúng có sự khác biệt rất tương đối.

Chính sách trung ương là cấp có thẩm quyền ban hành ở trung ương và cả nước hoặc một vài địa phương cụ thể nào đó. Còn chính sách địa phương là ở tính cụ thể hoá các chủ trương, chính sách Trung ương, của chính quyền địa phương, hoặc là giải quyết những vấn đề của địa phương nhưng không trái với chính sách và pháp luật của Nhà nước Trung ương.

Chính sách của Trung ương xuất phát từ nhu cầu tổng thể của đất nước, sử dụng nguồn lực của cả nước, giải quyết mối tương quan lợi ích của mọi giai cấp, tầng lớp và của tất cả các địa phương. Vì vậy, chính sách của Nhà nước Trung ương mang tính chi phối, quyết định quá trình thực thi quyền lực Nhà nước ở địa phương.

Vì vậy, chính sách công (Nhà nước) của Trung ương mang tính toàn diện. Bao gồm:

- Các chính sách về phát triển kinh tế, như: Chính sách về sở hữu, phát triển cơ sở hạ tầng, thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển khoa học công nghệ, xây dựng các thể chế thị trường, tạo dựng các khung khổ pháp lý cho hoạt động kinh tế, các chiến lược phát triển kinh tế…

- Chính sách phát triển văn hoá, như: Xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy truyền thống văn hoá, khai thác những di sản văn hoá trong phát triển và hội nhập, tạo dựng những giá trị mới về văn minh vật chất và tinh thần trong các quan hệ xã hội,…

- Chính sách chính trị - xã hội là những chính sách nhằm đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào công việc của nhà nước và xã hội; chính sách giáo dục đào tạo, xây dựng nguồn lực con người, trong đó đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và đội ngũ những nhà khoa học, đội ngũ lao động có trình độ công nghệ cao, có khả năng tạo ra các sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao; các chính sách xoá đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, chính sách bình đẳng giới, bình đẳng cùng phát triển đối với các dân tộc thiểu số…

Ngoài ra, còn nhiều chính sách liên quan đến an ninh quốc phòng, chính sách tôn giáo, dân tộc, đối ngoại, chính sách trực tiếp giải quyết những vấn đề của một địa phương hoặc giải quyết mối quan hệ phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương.

Tuy vậy, chính sách của Trung ương không thể bao quát hết các vấn đề cụ thể, độc đáo của từng địa phương. Chính quyền từng địa phương cần cụ thể hoá các chính sách của Trung ương phù hợp với đặc điểm, nguồn lực và phương thức thực hiện của địa phương mình. Ngoài ra, mỗi địa phương còn có nhu cầu riêng không phản ánh trong chính sách của Trung ương. Nếu không có chính sách địa phương thì không thực hiện được chính sách của Trung ương và không thể giải quyết đầy đủ những vấn đề của từng địa phương. Vì vậy, chính sách công của bất kỳ nước nào cũng là tổng thể các chính sách của Nhà nước Trung ương và chính quyền địa phương.

Nước ta là một nước nông nghiệp đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn có vị trí quan trọng hàng đầu. Chính sách nông nghiệp và nông thôn của Trung ương trực tiếp liên quan đến hầu hết các địa phương. Hơn bất kỳ một chính sách nào, việc thực hiện chính sách nông nghiệp và nông thôn phụ thuộc nhiều vào quá trình triển khai, thực hiện ở các địa phương và cơ sở, chúng đòi hỏi phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa chính sách Trung ương và chính sách địa phương.

1.1.3. Chu trình chính sách công

Khái niệm

Chu trình hoạch định chính sách (quy trình, trình tự...) là tất cả công việc từ đầu đến cuối của một chính sách, kể từ khi nảy ra ý tưởng tới việc định hình, kiểm nghiệm, sửa đổi hoặc huỷ bỏ nó. Hoạch định chính sách công diễn ra theo một lôgic, có trật tự và đặc biệt có tính kế thừa rất cao.

Quá trình hoạch định và thực hiện chính sách công chính là việc lần lượt thực hiện các bước sau: Lập nghị trình hành động, lập chính sách hay ra quyết định, triển khai thực hiện, đánh giá chương trình hay phân tích tác động và cuối cùng là những phản hồi dẫn tới việc xem xét lại hay chấm dứt chính sách công đó. Như vậy, nó là chu trình khép kín. Quá trình hình thành chính sách công trên thực tế là quá trình các quần thể lợi ích đưa ra yêu cầu của mình và các chủ thể chính sách căn cứ vào yêu cầu lợi ích của xã hội để điều chỉnh các mối quan hệ lợi ích phức tạp. Một chu kỳ chính sách công gồm các bước sau:

Bước 1:  Xác lập nghị trình

  Thực chất là xác định vấn đề chính sách, các yếu tố đầu vào của hệ thống hoạch định chính sách.

          Một chính sách ra đời bao giờ cũng là sản phẩm đầu ra của hệ thống hoạch định chính sách. Ở tầm vĩ mô, đó là sản phẩm của hệ thống chính trị. Trong quá trình tạo ra được một "sản phẩm đầu ra" là chính sách, hệ thống hoạch định phải thực hiện nhiều công đoạn của một chu trình. Trước hết, đó là xác định vấn đề của chính sách. Vấn đề của chính sách nằm trong các nhu cầu về chính sách (hay còn gọi là nhu cầu chính trị). Các nhu cầu này xuất phát từ lợi ích của cá nhân, các nhóm xã hội, các đảng chính trị, thậm chí là các quốc gia cần được đáp ứng ngay. Trong thời điểm mà những vấn đề nêu trên trở thành bức xúc, trong xã hội vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc khác nữa, liên quan đến lợi ích của các nhóm dân cư, các lực lượng chính trị, xã hội khác nhau. Vậy làm sao lựa chọn được vấn đề đúng cho một chính sách? Điều này liên quan đến yếu tố đầu vào thứ hai là thông tin. Ai là người có khả năng cung cấp những thông tin, diễn giải về vấn đề cho hệ thống hoạch định chính sách? Có nhiều kênh thông tin từ truyền miệng, gây dư luận, kiến nghị bằng văn bản qua hệ thống chính quyền, truyền thông đại chúng, các nghiên cứu khoa học, vận động hành lang, gây áp lực và kênh thu thập thông tin chính thức của hệ thống hoạch định chính sách…Vấn đề đặt ra ở đây là cho dù một vấn đề xã hội thực sự bức xúc hoặc một sáng kiến chính sách rất tốt, nhưng nếu không có cách nào đưa vào được nghị trình chính sách thì sẽ không thể trở thành chính sách được. Đây là quá trình thực thi quyền lực chính trị và quyền lực Nhà nước rất phức tạp thông qua hệ thống chính trị và hệ thống xã hội, mà kết quả phụ thuộc rất nhiều vào năng lực chủ quan của các lực lượng chính trị - xã hội, của các nhà hoạch định chính sách.

Bước 2: Xây dựng và ban hành chính sách

          Từ tất cả các thông tin, hệ thống hoạch định phải xác định cho được vấn đề nào cần đặt lên chương trình nghị sự. Để có kết quả đó, người hoạch định chính sách cần sử dụng ba công cụ chủ yếu:

          - Tầm nhìn.

          - Nguồn lực được sử dụng.

          - Lợi ích và thiệt hại tiềm năng của các bên liên quan.

          Trên cơ sở đó, cơ quan hoạch định chính sách tiến hành các bước:

          - Thu thập, phân tích thông tin.

- Phát triển các phương án giải quyết vấn đề.

- Xây dựng liên minh chính trị.

- Đàm phán, thoả hiệp và thông qua chính sách.

- Các vấn đề chính trị trong quá trình ra quyết định chính sách.

Bước 3: Triển khai chính sách

- Nguồn lực cho chính sách.

- Chủ thể triển khai: trong và ngoài chính phủ, đối tượng chịu tác động của chính sách.

- Diễn giải chính sách: Các vấn đề về cưỡng chế và khuyến khích việc thực thi chính sách

Bước 4: Tổng kết, đánh giá chính sách

- Đánh giá quá trình triển khai, hiệu quả triển khai và các tác động thực tế của chính sách

- Đánh giá chính trị; đánh giá kỹ thuật; đánh giá toàn diện

- Chủ thể đánh giá: Phân tích từ góc độ thông tin và quyền lực chính trị.

- Phân tích chi phí lợi nhuận và những hạn chế của phương pháp này.

Chu trình hoạch định chính sách công nhằm xây dựng mô hình nông thôn mới cần tuân theo các bước của chu trình chính sách mang tính lý thuyết đã được trình bày ở mục 1.1.3. Vấn đề đặt ra ở chỗ: Thứ nhất, mục đích của các cơ quan hoạch định chính sách (Nhà nước Trung ương và địa phương) đặt ra mục tiêu là cải thiện rõ rệt tình trạng yếu kém, thiếu tương thích với các điều kiện mới của mô hình nông thôn hiện có, nhằm đáp ứng yêu cầu của một nông thôn văn minh, hiện đại, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế. Thứ hai, xác định cho được những cấu trúc của mô hình nông thôn mới trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường…bằng những tiêu chí định tính và định lượng tương đối cụ thể.

1.1.4. Khái niệm mô hình nông thôn mới

 Khái niệm “nông thôn” thường đồng nghĩa với làng, xóm, thôn. Theo các tài liệu nghiên cứu, “làng” là từ nôm, là tiếng nói dân dã, ngôn ngữ đời sống trong dân gian ăn sâu vào trong tâm lý, ý thức của người Việt. Nó gợi ra môi trường kinh tế sản xuất với nghề trồng lúa nước cổ truyền - không gian sinh tồn; đồng thời là không gian xã hội và cảnh quan văn hoá xây đắp nên nền tảng tinh thần, tạo thành lối sống, cốt cách và bản lĩnh của người Việt.

Nhà nghiên cứu Trần Từ cho rằng “Làng là tế bào sống của xã hội Việt cổ, là sản phẩm tự nhiên tiết ra từ quá trình định cư và cộng cư của người Việt trồng trọt”. Cùng nhận xét đó, GS,TS Hoàng Chí Bảo trong công trình nghiên cứu về “Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay” cũng cho rằng làng Việt vốn hình thành một cách tự nhiên, ra đời không qua bàn tay nhào nặn của chính quyền Trung ương, mang nét đặc trưng riêng; cùng với sự thay đổi của các triều đại trị vì trong lịch sử mà tên gọi của làng có khác nhau: “làng” còn gọi là "thôn" hoặc "làng xã", cũng có khi làng cũng chính là "xã".

Theo PGS,TSKH.Phan Xuân Sơn: Trong lịch sử, đơn vị "xã", có nơi là "làng -xã" một đơn vị quần cư- hành chính có từ lâu đời trong kết cấu nông thôn Việt Nam [39, tr.43].

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của làng- xã, những đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của nó là những yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định đến sự nghiệp dân chủ hoá cấp cơ sở nói riêng và sự phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung.

Làng - xã là một cộng đồng địa vực, có ranh giới lãnh thổ tự nhiên và hành chính xác định. Làng là một đơn vị tự cấp, tự túc về kinh tế. Làng xã vừa có ruộng, có nghề, có chợ tạo thành một không gian khép kín thống nhất. Làng - xã là một cộng đồng tương đối độc lập về phong tục tập quán văn hoá. Làng- xã còn là một đơn vị tự trị về chính trị.

Ngày nay, khái niệm “nông thôn” đã mở rộng nội hàm so với “làng”, “bao gồm cả những thị trấn mà sự tồn tại và phát triển của nó phụ thuộc vào nông nghiệp, gắn với nông thôn và bảo đảm các dịch vụ cần thiết cho dân cư ở nông thôn”.

Tuy hiện nay chưa có định nghĩa có tính kinh điển để phân biệt nông thôn và thành thị nhưng có thể hiểu những đặc trưng cơ bản của nông thôn so với thành thị ở những tiêu chí sau:

Thứ nhất, về cơ cấu kinh tế, hoạt động cơ bản - nhất là trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn còn thấp thì nông nghiệp là ngành kinh tế cơ bản. Hoạt động công nghiệp, dịch vụ vừa hình thành và phát triển độc lập vừa liên quan chặt chẽ, cùng hướng tới phục vụ cho nông nghiệp và dân cư nông thôn.

Thứ hai, cơ cấu dân cư, lao động nông nghiệp còn chiếm đa số.

Thứ ba, thiết chế, quy chế, quy ước, hương ước gắn liền với từng làng, từng dân tộc, từng vùng kinh tế sinh thái.

Mô hình tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới hiện nay là nông thôn công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do vậy, Hội nghị TW5 (khoá IX) của Đảng đề ra mục tiêu, nội dung tổng quát và những giải pháp để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết khẳng định: CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CNH, HĐH đất nước.

1.1.5. Vai trò của làng xã với tư cách là đơn vị cơ bản của mô hình nông thôn trong lịch sử dân tộc

Do được hình thành một cách tự nhiên và có tính tự trị rất cao, nên trong lịch sử “làng”, “thôn” hay “làng xã” đã từng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển đất nước, quốc gia. Trong nghìn năm Bắc thuộc, các thế lực phong kiến phương Bắc luôn tìm cách nắm lấy và sử dụng làng Việt như công cụ phục vụ cho mưu đồ thống trị và đồng hoá của chúng. Tuy nhiên, làng Việt cổ truyền trở thành pháo đài, chiến luỹ nhằm đương đầu với mọi âm mưu xâm lăng, thôn tính, đồng hoá của phong kiến phương Bắc để gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc. Dân gian Việt Nam cũng thường truyền tụng câu nguyền: "Đá trôi nhưng làng không trôi", cho thấy sức sống mạnh mẽ của làng.

Dưới thời phong kiến, làng xã là người quản lý đất công cho nhà vua và nông dân cày ruộng đất công làng xã trở thành tá điền của Nhà nước. Những làng xã tương đối tự trị trước kia trở thành một đơn vị kinh tế phụ thuộc Nhà nước, vừa cung cấp lương thực phẩm, lao dịch, binh dịch, vừa cung cấp đất đai để Nhà nước ban cho viên chức của mình. Nếu Nhà nước phong kiến biết chấp nhận nhu cầu tự trị của làng xã, tổ chức được nó sẽ nắm quyền quản lý và phát huy được sức mạnh. Ngược lại, đẩy làng xã về phía đối lập với mình và trong thực tế không nắm được quyền quản lý làng xã đó.

Thời thuộc Pháp, là nơi nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc của nhân dân ta, nhiều làng xã đã trở thành những căn cứ chống Pháp, lật đổ ách thống trị thực dân phong kiến và xác lập chế độ dân chủ cộng hoà, giành lại độc lập chủ quyền và xây dựng chính quyền thực sự của dân, do dân làm chủ.

Trong kháng chiến chống Mỹ và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, làng xã, nông thôn Việt Nam phát huy tối đa vai trò hậu phương, đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp Cách mạng. Nông thôn từng là pháo đài chiến luỹ, quân với dân tay súng tay cày cùng đánh giặc; khắp nông thôn miền Bắc dấy lên phong trào “tất cả vì miền Nam ruột thịt”; “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Hoà bình lập lại trên miền Bắc, phong trào hợp tác hoá nông nghiệp với tinh thần “hợp tác xã là nhà, xã viên là chủ”, hầu như khắp các làng xã của nông thôn đóng góp sức người, thậm chí cả xương máu, lôi cuốn toàn bộ tinh thần và nỗ lực của dân tộc cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam. “Không có phong trào tập thể hoá và hợp tác xã nông nghiệp, không có hy sinh to lớn của cả cộng đồng, trong đó có mấy chục triệu nông dân ở nông thôn chúng ta không thể giành chiến thắng mà nhờ đó dân tộc ta đứng vào hàng ngũ các dân tộc tiên phong chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” [3, tr.104]. Đó cũng chính là đóng góp to lớn của nông dân, nông nghiệp và nông thôn miền Bắc thời kỳ tập thể hoá và xây dựng hợp tác xã nông nghiệp.

Từ đó đến nay, nhiều mô hình sản xuất kinh doanh, xây dựng đời sống văn hoá ở nông thôn thực sự là điển hình trở thành pháo đài xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp, nông thôn như: xã Duy Sơn, nông trường Lam Sơn, nông trường Sông Hậu,… không chỉ đem lại cuộc sống tốt đẹp cho hàng triệu con người mà còn đóng góp cho cả nước một số bài học kinh nghiệm, chứng minh và làm rõ hơn sự đúng đắn trong chủ trương, đường lối của Đảng.

Tóm lại, sau năm 1975 và 20 năm đổi mới, nông dân, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đã góp phần quan trọng vào việc đưa nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001- 2010 thông qua tại Đại hội IX và đến Đại hội X vẫn tiếp tục khẳng định: Nông nghiệp, nông thôn là những vấn đề có tầm chiến lược, là vấn đề trung tâm đảm bảo sự thành công của chiến lược chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Như vậy, từ trong lịch sử cũng như hiện tại hội nhập kinh tế quốc tế, chất lượng, trình độ phát triển nông thôn là cái gốc quyết định sự phát triển bền vững, hưng vong của một quốc gia có nền nông nghiệp lâu đời như Việt Nam; mô hình phát triển nông thôn đúng đắn là nhân tố đảm bảo sự thành công của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

1.1.6. Các tiêu chí của mô hình nông thôn mới

Sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về mô hình nông thôn mới là những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu khoa học - kỹ thuật hiện đại, song vẫn giữ được những nét đặc trưng, tính cách Việt Nam trong cuộc sống văn hoá tinh thần.

Nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: Đáp ứng yêu cầu phát triển; có sự đổi mới về tổ chức và vận hành đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị,  văn hoá, xã hội, tiến bộ hơn so với mô hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung có thể phổ biến và vận dụng trên cả nước.

Tóm lại, mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô hình nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt, được hình dung trên những nét rất cơ bản như sau:

Một là, nông thôn làng-xã thực sự là một cộng đồng, trong đó quản lý của Nhà nước không can thiệp sâu vào đời sống nông thôn trên tinh thần tôn trọng tính tự quản của người dân thông qua hương ước, lệ làng (không trái với pháp luật của Nhà nuớc). Quản lý nhà nước và tự quản của nông dân được kết hợp hài hoà; các giá trị truyền thống làng xã được phát huy tối đa, tạo ra bầu không khí tâm lý xã hội tích cực, bảo đảm trạng thái cân bằng trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn, giữ vững an ninh trật tự xã hội,… nhằm hình thành môi trường cho phát triển kinh tế nông thôn.

Hai là, nông thôn đáp ứng yêu cầu đô thị hoá để chuẩn bị những điều kiện vật chất và tinh thần giúp nông dân làm ăn sinh sống và trở nên thịnh vượng ngay trên mảnh đất mà họ đã gắn bó từ ngàn đời. Trước hết, tạo cho người dân điều kiện chuyển đổi lối sống và canh tác tự cung tự cấp, thuần nông (cổ truyền) sang điều kiện sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá cơ cấu kinh tế nông thôn gắn với công nghiệp, dịch vụ, du lịch; để người nông dân “ly nông bất ly hương”.

Ba là, nông thôn khai thác hợp lý và nuôi dưỡng các nguồn lực về sinh thái cho thế hệ ngày nay và mai sau; có mức tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, có môi trường sinh thái được giữ gìn, tiềm năng du lịch được khai thác, khôi phục làng nghề truyền thống, làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Vận dụng các công nghệ cao về quản lý, sinh học để kinh tế nông nghiệp, nông thôn đạt hiệu quả. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát triển hài hoà, hội nhập địa phương, khu vực, cả nước và quốc tế.

Bốn là, dân chủ nông thôn mở rộng và đi vào thực chất; các chủ thể nông thôn (lao động nông thôn, chủ trang trại, hộ nông dân, các tổ chức phi chính phủ, Nhà nước, tư nhân,...) tham gia tích cực trong mọi quá trình ra quyết định về chính sách phát triển nông thôn; thông tin minh bạch, thông suốt và hiệu quả giữa các tác nhân có liên quan; phân phối công bằng. Người nông dân thực sự “được tự do và quyết định trên luống cày và thửa ruộng của mình”, lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh làm giàu cho mình, cho quê hương theo đúng chủ trương đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Năm là, nông dân, nông thôn có văn hoá phát triển, trí tuệ được nâng lên, sức lao động được giải phóng, nhiệt tình cách mạng được phát huy. Đó chính là sức mạnh nội sinh của làng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hôm nay. Người dân có cuộc sống ổn định, giàu có, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và tay nghề cao, lối sống văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ gìn những giá trị văn hoá, bản sắc truyền thống, “tối lửa tắt đèn có nhau”, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tham gia tích cực mọi phong trào chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại nhằm vừa tự hoàn thiện bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, vừa góp phần xây dựng quê hương văn minh, giàu đẹp.

Các tiêu chí này đã và đang trở thành mục tiêu, yêu cầu trong hoạch định chính sách công nhằm xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

1.2. quan ®iÓm cña §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam vÒ n«ng d©n, n«ng nghiÖp vµ n«ng th«n trong chiÕn l­îc  ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi ®Êt n­íc

1.2.1. Nh÷ng quan ®iÓm cña chñ nghÜa M¸c - Lªnin, t­ t­ëng Hå ChÝ Minh vÒ n«ng d©n, n«ng nghiÖp vµ n«ng th«n

Nông dân, nông thôn là vấn đề rất quan trọng trong liên minh công nông. V× vËy, Mác -Ăngghen cho rằng trong các cuộc cách mạng nếu giai cấp công nhân không liên minh được với giai cấp nông dân thì những cuộc cách mạng vô sản sẽ trở thành bài ca ai điếu. Về vấn đề nông dân và nhiệm vụ của người cộng sản trong sự nghiệp cách mạng nông dân, nông thôn vẫn mang tính thời sự.

 Trong tác phẩm “Vấn đề nông dân ở Pháp” viết năm 1894 khi trình bày những nguyên lý của chính sách nông nghiệp xã hội chủ nghĩa, Ăngghen có nói: “Nhiệm vụ của chúng ta đối với tiểu nông trước hết phải hướng quyền sở hữu cá thể và nền kinh doanh cá thể vào con đường kinh doanh hợp tác” [1, tr.9]. Ph.Ănghen còn cho rằng: “Chúng ta kiên quyết đứng về phía người tiểu nông, chúng ta cố tìm đủ mọi cách để làm cho số phận của họ dễ chịu hơn, để cho họ chuyển sang hợp tác xã được dễ dàng hơn, nếu họ quyết như thế” [1, tr.10]. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề nông dân nông nghiệp nông thôn, Ăngghen cho rằng: “Chúng ta làm như thế là vì chính ngay lợi ích của Đảng”. Vì thế mà sau này, Lênin tiếp tục khẳng định: “Có công nông là có chính quyền, có tất cả” [1, tr.10].

Luận chứng về vai trò quyết định của giai cấp nông dân rằng: “Nhân tố thắng lợi ở chỗ không phải giai cấp công nhân, tức giai cấp vô sản chiếm ưu thế trong dân số trên toàn quốc và ở tính tổ chức của họ mà ở chỗ giai cấp vô sản được sự ủng hộ của giai cấp nông dân” [13, tr.6].

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm và đề cao vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn trong sự nghiệp cách mạng: “Phát triển nông nghiệp là việc cực kỳ quan trọng. Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính. Nếu không phát triển nông nghiệp thì không có cơ sở để tiêu thụ hàng hoá của công nghiệp làm ra” [37, tr.180].

 1.2.2. Sù ph¸t triÓn quan ®iÓm vµ qu¸ tr×nh ®æi míi chÝnh s¸ch ph¸t triÓn n«ng nghiÖp, n«ng th«n cña §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam

Ngay trong c­¬ng lÜnh chÝnh trÞ ®Çu tiªn (1930), §¶ng ta ®· kh¼ng ®Þnh vai trß cña n«ng d©n trong c¸ch m¹ng n­íc ta. Qua mçi mét giai ®o¹n c¸ch m¹ng quan ®iÓm, ®­êng lèi cña §¶ng vÒ vÊn ®Ò nµy còng ®­îc cô thÓ ho¸, thay ®æi, ph¸t triÓn ®¸p øng ®­îc nh÷ng yªu cÇu cña thùc tiÔn ®Ò ra. Sau n¨m 1954, trong kh«i phôc kinh tÕ, §¶ng rÊt quan t©m ®Õn s¶n xuÊt n«ng nghiÖp, s¶n xuÊt l­¬ng thùc. Quan ®iÓm NghÞ quyÕt TW 8 kho¸ II (8-1955): “Ph¶i nhËn thức ®Çy ®ñ vµ s©u s¾c vÒ tÝnh chÊt träng yÕu cña s¶n xuÊt n«ng nghiÖp ®èi víi c¶ nÒn kinh tÕ n­íc ta hiÖn nay vµ sau nµy”. VÒ sau, tiÕp tôc tinh thÇn ®ã, §¹i héi V (1982) chØ râ: “CÇn tËp trung ph¸t triÓn n«ng nghiÖp, coi n«ng nghiÖp lµ mÆt trËn hµng ®Çu”.

Trong 20 năm đổi mới vừa qua (1986 - 2006), Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường. Những chủ trương, chính sách đó là sự cụ thể hoá quan điểm, đường lối đổi mới theo tinh thần Đại hội VI của Đảng (1986). Tư duy kinh tế đối với phát triển nông nghiệp của Đảng tại Đại hội VI là: “Bố trí lại cơ cấu sản xuất, bố trí lại cơ cấu đầu tư, tập trung thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu [12, tr.47]. Các chương trình đó là sự cụ thể hoá nội dung chính của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên”[12, tr.48].

   Mặc dù vậy, trong những năm 1987, 1988 diễn biến tình hình vẫn chưa mấy khả quan, lạm phát vẫn ở ba con số, nạn đói xảy ra ở nhiều vùng, phải nhập khẩu lương thực hàng năm. Trước tình hình đó, Bộ chính trị khoá VI đã có nhiều Nghị quyết quan trọng nhằm cụ thể hoá quan điểm của Đảng trong công cuộc đổi mới, dấu ấn đậm nét nhất thời kỳ này là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý nông nghiệp (5/4/1988). Việc thực hiện Nghị quyết 10 đã đem lại sự đổi thay rất lớn cho nông nghiệp nông thôn như: Cơ chế quản lý mới trong nông nghiệp dần hình thành, thay đổi căn bản vị trí, vai trò và mô hình tổ chức, quản lý của các đơn vị kinh tế cơ sở (hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, đóng vai trò chủ yếu trong kinh tế nông thôn); hợp tác kiểu cũ dần thay đổi chức năng, nội dung, phương thức hoạt động; doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp, nông thôn cũng phải tự đổi mới để chuyển sang tự chủ, tự hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.

Nhìn chung, giai đoạn từ năm 1989 - 1999 là giai đoạn sản xuất nông nghiệp chuyển từ tự cung, tự cấp sang kinh tế hàng hoá, từng bước chuyển dần hướng về xuất khẩu. Chính sách nhà nước ở cấp vĩ mô có sự thay đổi căn bản so với trước, góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, tạo tiền đề chuyển dịch cơ cấu theo hướng ngày càng phù hợp, hiệu quả, tăng thu nhập và ổn định đời sống nhân dân, thoát khỏi khủng hoảng, giành được nhiều kết quả to lớn.

Bước vào thập niên 90, Đại hội VII (1991) chỉ rõ “ Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội” [13, tr.63], mở ra thời kỳ mới cho phát triển nông nghiệp nông thôn theo chủ trương: Nông nghiệp, kinh tế nông thôn là mặt trận hàng đầu.

Cụ thể hoá đường lối Đại hội VII, Hội nghị BCHTW lần thứ 5 (10/6/1993) đã ra Nghị quyết quan trọng tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn với trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mục tiêu của Nghị quyết là trên cơ sở phát triển nhanh và vững chắc nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh mà thu hút đại bộ phận lao động dư thừa, tăng năng suất lao động xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân.

Trên cơ sở xúc tiến công nghiệp hoá nói chung, công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng mà thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển mạnh, vững chắc, có hiệu quả. Đối với công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, phương hướng chung là tăng nhanh tỷ trọng những ngành này trong cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn, đa dạng hoá ngành nghề và dịch vụ phi nông nghiệp, phấn đấu đến năm 2010 đạt cơ cấu 15-16% nông nghiệp, 43-44% công nghiệp - xây dựng  và 40-41% dịch vụ.

Về chính sách tài chính, NQTW5 chỉ rõ: Nhà nước giành phần đầu tư thoả đáng từ ngân sách; đồng thời có chính sách và hình thức huy động nguồn đầu tư của các thành phần kinh tế khác cho xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Thay thuế nông nghiệp bằng thuế sử dụng đất, dành toàn bộ nguồn thu từ thuế sử dụng đất đầu tư trở lại cho nông nghiệp và kết cấu hạ tầng nông thôn, giảm giá thuỷ lợi phí và giá điện nông thôn...

Tháng 7/1993, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá IX thông qua, Luật Đất đai với nhiều nội dung mới, trong đó có nội dung quan trọng là Nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng với 5 quyền: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp. Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp ra đời với thuế suất thấp hơn thuế nông nghiệp đã góp phần giảm đóng góp của nông dân và khuyến khích hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả hơn.

Thực hiện đường lối của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Nghị định 64 về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp; về thuế sử dụng đất nông nghiệp (NĐ74/CP) và nhiều chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Việc ban hành Luật Đất đai và Luật Thuế sử dụng đất năm 1993 đã đáp ứng kịp thời nguyện vọng của hộ nông dân: Làm chủ thực sự ruộng đất của mình với quyền lợi, nghĩa vụ rõ ràng, có lợi cho người nông dân với tư cách là đơn vị kinh tế tự chủ.

Đại hội VIII của Đảng (1996) đề ra nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Ra Nghị quyết về công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong đó trọng tâm là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn (12/1996). Nội dung cơ bản của CNH, HĐH trong những năm còn lại của thập kỷ 90 là: Đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp- nông thôn; phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới bao gồm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu, các dịch vụ cho sản xuất và đời sống nông dân, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, tiến bước hình thành nông thôn mới văn minh - hiện đại.

Cụ thể hoá NQ Đại hội VIII, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và văn bản pháp luật thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Luật hợp tác xã (1996), trong đó nội dung quan trọng là: Chuyển đổi các Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trước đây sang theo mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới, làm dịch vụ cho kinh tế hộ. Ra đời nhiều chính sách mới về nông nghiệp, nông thôn, tiêu biểu là chính sách đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng 50% vốn ngân sách trong năm 1999. Chủ trương hỗ trợ lãi suất tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo để mua lúa tạm trữ ở ĐBSCL, chính sách cho vay vốn đến hộ nông dân không phải thế chấp. Nhiều chương trình, dự án lớn của Chính phủ đầu tư vào nông thôn, nông nghiệp được thực hiện với nguồn vốn ngân sách, vốn vay, vốn viện trợ quốc tế như: Phủ xanh đất trống đồi núi trọc (327); trồng mới 5 triệu ha rừng; đánh bắt thuỷ sản xa bờ; xoá đói giảm nghèo; nước sạch nông thôn, kiên cố hoá kênh mương, khuyến khích xuất khẩu nông sản, mở rộng thị trường...

Tháng 11/1998, Bộ Chính trị tiếp tục ra Nghị quyết 06 về một số vấn đề nông nghiệp, kinh tế nông thôn đã mở ra những cơ chế và chính sách mới, thông thoáng hơn để giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, nhất là tiềm lực về đất đai, rừng, biển và lao động nông thôn. Nghị quyết 06 khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH và những thập kỷ đầu thế kỷ XXI; lần đầu tiên, thừa nhận kinh tế trang trại, tạo điều kiện cho các ngành, các địa phương và các chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất hàng hoá, làm giàu chính đáng.

Trên cơ sở Nghị quyết 06, Nhà nước đã ban hành một số chính sách mới khuyến khích phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Nghị quyết 03 của Chính phủ về kinh tế trang trại (2/2000) là cơ sở pháp lý để các ngành, các cấp đề ra chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế trang trại đúng hướng, hiệu quả.

Trong tình hình thị trường và giá cả nông sản không ổn định, Chính phủ đã đề ra chính sách kinh tế, tài chính hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển nhanh và vững chắc. Đặc biệt, Nghị quyết 09/NQ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2000 của Chính phủ cho phép chuyển một phần diện tích trồng lúa hiệu quả thấp sang nuôi trồng thuỷ sản và kinh doanh nông sản phi lương thực đã thúc đẩy nhanh chóng việc mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản.

Bước sang thế kỷ XXI, Đại hội IX của Đảng với nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn mi

Bình luận