Tiểu luận giải pháp hạn chế thách thức môi trường Việt Nam hiện nay
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ MÔ TRƯỜNG...
I. Khái niệm và phân loại môi trường:
CHƯƠNG II: NHỮNG THÁCH THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...
II. KHÍ HẬU TOÀN CẦU BIẾN ĐỔI:
IV. Ô NHIỄM XẢY RA TRÊN QUY MÔ RỘNG :
1. Nhận thức về môi trường và phát triển bền vững còn thấp:
2. Năng lực quản lý môi trường bị hạn chế:
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NHỮNG THÁCH THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG...
2. Tăng cường và đa dạng hoá đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường:
3. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương:
6. Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.
7. Triển khai thực hiện có hiệu quả chiến lược về bảo vệ môi trường của chính phủ, quốc tế:
9. Chủ động phòng chống ô nhiễm và sự cố môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái môi trường:
PHẦN MỞ ĐẦU
Thách thức môi trường đang là vấn đề sống còn của nhân loại, ảnh hưởng lớn đến công cuộc phát triển của tất cả các nước trên thế giới và cả nước ta. Biểu hiện cụ thể nhất là trong vài thập kỷ trở lại đây, con người đã và đang phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng do thiên tai gây ra như: Động đất ở Trung Quốc, sóng thần ở Thái Lan, bão Catina ở Mỹ, lũ lụt, bão lụt liên tục xảy ra ở nước ta, đặc biệt cơn bão số 6 (Xangsen, năm 2006), bão số 9 (năm 2009) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống con người. Thách thức môi trường không chỉ đơn thuần là vấn đề về môi trường mà còn là vấn đề về phát triển, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia, nhiều nhà khoa học, nhiều nhà quản lý và các chính khách trên thế giới. Thách thức môi trường đang từng ngày, từng giờ đe dọa đến hòa bình và an ninh tòan cầu, đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích sống còn của nhiều dân tộc, nhiều quốc gia trên thế giới; trong đó có Việt Nam. Vậy môi trường là gì, nó có vai trò như thế nào đối với con người; thách thức môi trường gây tác hại như thế nào, làm gì để giảm thiểu thiệt hại của thách thức môi trường. Đó là những vấn đề được làm sáng tỏ trong bài viết này với các nội dung chủ đạo như sau:
Chương 1. Tìm hiểu khái quát về môi trường;
Chương 2. Những thách thức về môi trường Việt Nam và thế giới;
Chương 3. Một số giải pháp nhằm hạn chế thách thức về môi trường ở Việt Nam hiện nay.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƯỜNG
1. Khái niệm và phân loại môi trường
1.1. Khái niệm
Môi trường (Environment) là một khái niệm có nội hàm khá rộng và đa dạng. Sau hội nghị Stockholm năm 1972 đến nay, khái niệm môi trường được dùng khá phổ biến là: “ Môi trường là khung cảnh tự nhiên, là ngôi nhà chung của giới sinh vật, là nơi con người sinh sống, lao động, nghỉ ngơi và giải trí, là nơi hình thành và tích lũy nguồn tài nguyên thiên nhiên”.
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (29/10/2005 ): “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
1.2. Phân loại
Môi trường được phân loại thành: môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo. Môi trường thiên nhiên bao gồm các nhân tố tự nhiên, vật lý, hóa học, sinh học tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người, hoặc ít chịu sự chi phối của con người. Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa các cá thể, cộng đồng người, hợp thành quốc gia, xã hội, từ đó tạo nên các hình thái, tổ chức, các thể chế kinh tế xã hội. Môi trường nhân tạo bao gồm các nhân tố vật lý, sinh học, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người. Ba loại môi trường này tồn tại đan xen với nhau và tương tác chặt chẽ cùng nhau.
2. Vai trò của môi trường
Môi trường có chức năng, vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người cũng như thiên nhiên.
2.1. Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật: Trong quá trình tồn tại và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước, nhà ở... cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu này đều do môi trường cung cấp. Tuy nhiên khả năng cung cấp các nhu cầu đó của con người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc gia và ở từng thời kì.
2.2. Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người: tất cả các tài nguyên này đều do môi trường cung cấp và giá trị của tài nguyên phụ thuộc và mức độ khan hiếm và giá trị của nó trong xã hội.
2.3. Môi trường là nơi chứa đựng các chất thải: trong quá trình tồn tại, vận động và phát triển, con người đã thải vào môi trường dưới dạng các chất thải. Các chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa học, sinh học phân hủy thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người. Tuy nhiên chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.
Còn tiếp
Bình luận