Bài soạn 25 câu + đáp án Luật cán bộ công chức ôn thi công chức 2024

22-12-2024 01:29 Lượt xem: 20345 Download: 4468 47 trang
Bài soạn 25 câu + đáp án Luật cán bộ công chức phục vụ ôn thi công chức 2024 (47 trang)

Bản xem trước: Download Bản đầy đủ

Câu 1. Luật CBCC quy định như thế nào về các quyền của CBCC? Anh (chị) hãy phân tích một trong các quyền đó?

Bài soạn:

            Bên cạnh các nghĩa vụ, CB CC có các quyền được nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện. Đây là một khái niệm để chỉ những ưu tiên, đãi ngộ, những cơ hội do XH và NN mang lại và CB, CC được thụ hưởng do việc thực thi nhiệm vụ của họ. Những quyền này nhằm bảo đảm đời sống cho CB, CC, tái sản xuất sức lao động, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, mở ra cơ hội thăng tiến để tiếp tục phục vụ tốt hơn cho NN, XH và ND….

            Quyền của CB, CC gắn với nhiệm vụ được giao và là phương tiện, điều kiện để họ thựuc hiện nhiệm vụ. Tính thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ xuất phát từ nguyên tắc chung của chế định công nhân, theo đó công dân có các quyền và nghĩa vụ Hiến Pháp và Luật quy định. Đối với CB, CC, tính thông nhất giữa quyền và nghĩa vụ không chỉ được thể hiện ở chỗ quyền phải tương xứng với nghĩa vụ mà quyền đồng thời là nghĩa vụ và ngược lại. Nếu đối với công dân nói chung, quyền pháp lý không bắt buộc công dân phải thực hiện. Ví dụ, công dân có quyền tự do kinh doanh, nếu công dân không thực hiện quyền này thì cũng không bị coi là vi phạm PL. Riêng với CB, CC, trong những trường hợp nào đó do luật quy định có quyền làm một việc nào đó thì không có nghĩa rằng họ muốn làm hay không đều được mà học có nghĩa vụ phải làm ví dụ quyền được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Nói cách khác quyền của cán bộ, công chức đồng thời là nghĩa vụ của họ. Đối với nhiều trường hợp cụ thể, cán bộ, công chức có thể tự do xét đoán và lựa chọn phương án hành vi cụ thể nhưng phải lựa chọn cách nào nhằm thực hiện tốt nhất chức trách được giao phó. Mặt khác quyền của cán bộ, công chức thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước đối với cán bộ, công chức.

Theo Điều 11, 12, 13, 14 Luật CBCC, quyền của CBCC được quy định như sau:

Điều 11. Quyền của cán bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ

  1. Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.
  2. Được đảm bảo trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luạt.
  3. Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
  4. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
  5. Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.

Điều 12. Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương.

  1. Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
  2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi

Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.

Điều 14: Các quyền khác của cán bộ, công chức

Cán bộ, công chức được đảm bải quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội;bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luât; nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ. Chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Câu 2:  Người CBCC phải có đạo đức và văn hóa giao tiếp như thế nào kho hoạt động công vụ tại công sở và giao tiếp với nhân dân?

Bài soạn:

Cán bộ, công chức là những người trực tiếp thi hành công vụ, phục vụ lợi ích của nhà nước, của xã hội và của nhân dân. Công việc này buộc họ phải tiếp xúc thường xuyên với đông nghiệp, với nhân dân để phối hợp công tác, giải quyết sự vụ... chính vì lẽ đó, nếu CBCC không có đạo đức, văn hóa giao tiếp tốt sẽ không tạo ra những mối quan hệ tốt để có thể phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với đồng nghiệp, đồng thời làm ảnh hưởng tới uy tín của chính cá nhân cũng như cơ quan tổ chức, đơn vị của nhà nước.

            Đạo đức của ngưởi CBCC được quy định tại điểu 15 luật CBCC năm 2008 như sau:

            Cán bộ, công chức phai thực hiện cần, kiệm, liêm, chính. Chí công vô tư trong hoạt động công vụ.

            Văn hóa giao tiếp của CBCC khi hoạt đông công vụ tại công sở được quy định tại điều 16 luật CBCC năm 2008 như sau:

Trong giao tiếp công sở. cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đông nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.

Cán bộ, công chức phải lắng nghe ý kiến của đông nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ.

Khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức, có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp.

Văn hóa giao tiếp với nhân của CBCC được quy ddihj tại điều 17 Luật CBCC năm 2008 như sau:

Cán bộ,công chức phải gần gũi với nhân dân; có tác phong thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực rõ ràng, mạch lạc.

Cán bộ công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ.

Câu 3: Phân tích tại sao cán bộ, công chức cần phải “thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư trong hoạt động công vụ”?

Bài soạn:

1. Sở dĩ cán bộ công chức phải “thực hiện cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ bởi vì:

- Cán bộ, công chức là đội ngũ lao động đặc biệt, làm việc trong các cơ quan nhà nước, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước nên thái độ, hiệu quả làm việc cũng như đạo đức của đội ngũ này ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định cũng như phát triển của nhà nước và xã hội( đặc biệt là giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay). Thêm lý do đặc thù: làm việc liên quan đến hành chính, tiếp xúc nhân dân nên cần phải cần kiệm liêm chính chí công vô tư.

- Cán bộ, côn chức là tấm gương cho những người lao động khác trong xã hội.

- Cán bộ, công chức là gốc của mọi công việc... là cầu nối giữa đảng, chính phủ với nhân dân. Theo đó, người cán bộ, công chức phải hội đủ các tiêu chuẩn đức và tài, phẩm chất và năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phong cách, phương pháp công tác tốt, phải rèn luyện mình cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ.

- Cán bộ, công chức làm việc trong các công sở có ít nhiều quyền hành, nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân.

2. Nội dung của “Cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư” trong hoạt động công vụ:

- “Cần” là cần cù lao động, có tinh thần khuyến khích và giúp đỡ người khác làm tốt công việc; là tích cực, chủ động, sáng tạo trong công việc mình đảm nhiệm.

- “Kiệm”, có nghĩa là tiết kiệm, phải biết tiết kiệm thời gian, tiền của của mình và của nhân dân, tiết kiệm trong đời sống, trong sinh hoạt; kiên quyết chống lãng phí, xa hoa của cải của cá nhân, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, cũng nên suy nghĩ đúng đắn về “kiệm”, không nên hiểu “kiệm” chỉ có nghĩa là nghĩa hẹp, đòi hỏi phải “thắt lưng, buộc bụng”, nắm cơm với quả cà để xây dựng chủ nghĩa xã hội; hay cán bộ không được mua sắm và sử dụng những phương tiện hiện đại phục vụ cho công việc trong khi đã có điều kiện. Cái mà chúng ta giáo dục, đấu tranh với cán bộ là lối sống gấp, lãng phí, chạy theo thị hiếu không lành mạnh dẫn đến suy thoái về đạo đức, lối sống.

- “Liêm”, “chính”: Liêm là liêm khiết, trong sạch, thanh cao; Chính là chính trực, trung trực, thẳng thắn.

“Liêm chính” là việc dù nhỏ cũng phải làm, việc trái dù nhỏ cũng phải tránh, không tham ô, tôn trọng tài sản của công và của  nhân dân. Để thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, trước hết đội ngũ cán bộ, công chức phải là tấm gương về “liêm chính”, cán bộ, công chức không nghiêm, phạm vào các thói hư như tham ô, tư lợi bất chính, lãng phí... thì không mang lại niềm tin cho quần chúng, làm suy yếu nội bộ Đảng và xã hội.

“Liêm chính” đòi hỏi người cán bộ, công chức phải có tính thẳng thắn, trung thực, làm theo lẽ phải, đấu tranh chống sự giả dối, không trung thực, cơ hội, làm việc bất chính.

- “Chí công vô tư” nghĩa là tập trung trí tuệ, sức lực cho việc công không màng danh lợi riêng, không mưu cầu hạnh phúc riêng cho cá nhân mình. “Chí công vô tư” trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta được hiểu với nghĩa quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người bao giờ cũng gắn liền với xã hội, không cô lập, tách rời với lợi ích xã hội. Hoạt động của cá nhân phải trên cơ sở nền tảng xã hội, vì xã hội, trong đó có quyền lợi trực tiếp của bản thân mình. Mọi người phải đặt lợi ích chung của tập thể, của Quốc gia, dân tộc trên lợi ích cá nhân.

Câu 4: Luật CBCC quy định những việc CBCC không được làm? Tại sao cán bộ, công chức không được làm những việc đó?

 

Bình luận