Bài soạn ôn thi công chức, viên chức mới nhất 2024 (13 trang miễn phí)

26-04-2024 15:37 Lượt xem: 2554 Download: 905 13 trang
tài liệu ôn thi công chức năm 2024 đầy đủ các môn: Kiến thức chung, ngoại ngữ, tin học, được tổng hợp, cập nhật tài liệu, bài soạn và đáp án dành cho các anh (chị) ôn thi công chức năm 2024. Tài liệu được hệ thống, biên soạn công phu, dễ học, dễ ôn tập...

Bản xem trước: Download Bản đầy đủ

Tài liệu ôn thi công chức năm 2024 đầy đủ các môn: Kiến thức chung, ngoại ngữ, tin học, được tổng hợp, cập nhật tài liệu, bài soạn và đáp án dành cho các anh (chị) ôn thi công chức năm 2024. Tài liệu được hệ thống, biên soạn công phu, dễ học, dễ ôn tập...

Bộ câu hỏi và đáp án môn kiến thức chung dành cho công chức, viên chức mới nhất

Câu 1: Anh (chị) hãy nêu khái quát về vị trí địa lý; diện tích; dân số; số đơn vị hành chính của tỉnh…? 

Đáp án

  1. Về vị trí địa lý
  2. Diện tích, dân số
  3. Về các đơn vị hành chính

Ở câu này dựa vào mỗi tỉnh bạn đang làm việc, bạn nêu những đặc điểm của câu
hỏi nha.

Câu 2. Anh chị hãy trình bày khái niệm nền hành chính; các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước. 

Đáp án

  1. Khái niệm: Nền hành chính nhà nước (HCNN) là khái niệm để chủ sự
    tổng hợp của bốn yếu tố: Thể chế hành chính; Tổ chức bộ máy hành chính; Công
    chức, công vụ và Tài chính công.
    Giữa các yếu tố có mối quan hệ quy định, tác động ảnh hưởng chi phối lẫn
    nhau, đóng vai trò không thể thiếu đảm bảo cho hoạt động của nền HCNN.
  2. Các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước gồm:
    – Thứ nhất: Thể chế hành chính là một hệ thống gồm luật, các văn bản pháp
    quy dưới luật, tạo khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan HCNN hoạt động, quản lý
    nhà nước một cách hiệu quả
    – Thứ hai: Bộ máy HCNN là một tập hợp các cơ quan HCNN liên kết với
    nhau thành một hệ thống thống nhất, được sắp xếp theo cấp và theo phân hệ trong
    một trật tự, có mối quan hệ qua lại, ràng buộc chặt chẽ với nhau, chịu sự chỉ đạo,
    điều hành chung từ một trung tâm là Chính phủ.
    – Thứ ba: Đội ngũ cán bộ, công chức hành chính là những người có thẩm
    quyền lãnh đạo, quản lý, điều hành nền hành chính và thực thi các công vụ trong nền
    HCNN. Đây là chủ thể mang quyền lực nhà nước, trực tiếp thực thi các thẩm quyền
    hành pháp nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của hệ thống cơ quan HCNN để
    quản lý xã hội.
    – Thứ tư: Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà
    nước tiến hành, nó phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và
    sử dụng các quỹ tiền tệ công nhằm phục vụ thực hiện các chức năng của Nhà nước
    và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích của toàn xã hội./.

Câu 3: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có vị trí, vai trò như thế nào trong hệ thống chính trị?

Đáp án

  1. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã
    hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước
    thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
    nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực nhà
    nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong
    việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp
    luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã
    hội chủ nghĩa.
  2. Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy
    đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu
    sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị
    tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền
    dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm
    phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân.
    Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân
    chủ, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất c ủa
    Trung ương
  3. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tổ chức trung tâm thực
    hiện quyền lực chính trị, là trụ cột của hệ thống chính trị, là bộ máy tổ chức quản
    lý kinh tế, văn hoá, xã hội, thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại./.

Câu 4: Theo anh (chị) cần phải làm gì để tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước?

Đáp án

Để tiếp tục đẩy mạnh CCHC, thực hiện có hiệu quả Chương trình tổng thể
CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020 theo Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ
cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

  1. Tăng cường tuyên truyền Nghị quyết 30c của Chính phủ về mục tiêu, nhiệm
    vụ, giải pháp đặt ra cho công tác CCHC và các văn bản của Trung ương, của tỉnh về
    CCHC; làm cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và công chức các cấp nhận rõ CCHC là
    nhiệm vụ quan trọng, cần thiết phải thực hiện; làm cho người dân và doanh nghiệp
    biết được quyền lợi của mình để giám sát việc thực hiện nhiệm vụ CCHC của các cơ
    quan và CBCC.
    Kiện toàn tổ chức các cơ quan từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là các đơn vị sự
    nghiệp công lập theo hướng tinh giảm đầu mối, giảm sự chồng chéo về chức năng
    nhiệm vụ, đảm bảo bộ máy đồng bộ, tinh gọn, phù hợp với chức năng nhiệm vụ,
    giảm khâu trung gian, không tăng đầu mối bên trong của các cơ quan, đơn vị.
  2. Thực hiện tinh giản biên chế theo quy định của Trung ương. Hoàn thành
    việc xây dựng đề án xác định vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính và đơn
    vị sự nghiệp của tỉnh; bố trí đội ngũ CBCCVC phù hợp với trình độ, năng lực công
    tác và vị trí việc làm.
  3. Các cơ quan, địa phương nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu
    trong thực hiện nhiệm vụ CCHC; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý
    nghiêm các hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức, viên chức
    trong thực thi nhiệm vụ, nhất là trong giải quyết các thủ tục hành chính. Tích cực
    rà soát để sửa đổi, bãi bỏ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Đẩy mạnh cải cách
    chế độ công vụ, công chức; nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ CBCCVC
    trong thực thi nhiệm vụ, công vụ.
  4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; mở rộng cung cấp dịch vụ công
    trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên
    thông; triển khai bộ phận một cửa hiện đại liên thông ở cấp huyện.
  5. Phát huy dân chủ, tăng cường công khai minh bạch trong mọi mặt hoạt
    động của các cơ quan nhà nước./.

Câu 5: Anh chị hãy cho biết theo Luật Viên chức thì Viên chức là gì và Viên chức quản lý là gì?

Đáp án:

  • Viên chức: Là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm,
    làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng
    lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
  • Viên chức quản lý: Là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời
    hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc
    trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng
    phụ cấp chức vụ quản lý./.

Câu 6. Anh chị hiểu thế nào là nền công vụ?

Đáp án

Nền công vụ là một hệ thống, chứa đựng bên trong nó công vụ và các cơ sở,
điều kiện để công vụ được tiến hành. Nền công vụ gồm:

  • Hệ thống pháp luật quy định các hoạt động của các cơ quan thực thi công
    vụ (cơ quan thực thi quyền hành pháp). Hệ thống này bao gồm Hiến pháp, các đạo
    luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác do các cơ quan quyền lực nhà nước
    có thẩm quyền ban hành.
  • Hệ thống văn bản pháp quy quy định cách thức tiến hành công vụ (thủ tục,
    quy tắc, quy chế, điều kiện) do Chính phủ hoặc cơ quan hành chính nhà nước có
    thẩm quyền ban hành.
  • Đội ngũ công chức – hạt nhân của nền công vụ – chủ thể tiến hành các công
    vụ cụ thể
  • Công sở – nơi tổ chức tiến hành các công vụ. Công sở cần phải bảo đảm
    các điều kiện cần thiết để nhân dân được tiếp cận với công vụ thuận tiện. /.

Câu 7: Anh (chị) hiểu thế nào là công vụ?

Đáp án

  • Công vụ là một loại lao động xã hội, là công việc nhà nước (hoạt động nhà
    nước) mang tính tổ chức, quyền lực – pháp lý được thực thi bởi đội ngũ công chức
    hoặc những người khác khi được nhà nước trao quyền nhằm bảo đảm thực hiện các
    chức năng của nhà nước trong quá trình quản lý các mặt hoạt động của đời sống xã
    hội và mang tính phục vụ xã hội, phục vụ công dân. Công vụ trong hành chính nhà
    nước là một bộ phận của công vụ nói chung.
  • Công vụ là hoạt động mang tính quyền lực công, tính pháp lý của tất cả các
    công chức (người làm công cho Nhà nước) nhằm bảo đảm cho xã hội vận hành có
    điều hoà, điều chỉnh.
  • Hoạt động công vụ của công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
    của công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và các quy định pháp
    luật khác có liên quan./.

Bình luận