So sánh mô hình hành chính công truyền thống (Mô hình bộ máy Thư lại) với mô hình mới của quản lý công

16-09-2024 07:22 Lượt xem: 4534 Download: 571 3 trang
So sánh mô hình hành chính công truyền thống (Mô hình bộ máy Thư lại) với mô hình mới của quản lý công

Bản xem trước: Download Bản đầy đủ

So sánh mô hình hành chính công truyền thống (Mô hình bộ máy Thư lại) với mô hình mới của quản lý công.

Một trong những đặc trưng của hành chính học là tính chủ động, sáng toạ, kinh hoạt, thích ứng với các xu hướng của thời đại. Vì vậy khi nghiên cứu chức năng hành chính cũng cần tiếp cận đến sự chuyển đổi của nền hành chính học. Một trong những học giải tiêu biểu đã tập hợp và hệ thống hoá hoạt động của tổ chức hành chính dưới dạngbộ máy thư lại là học thuyết của nhà xã hội học Đức Marc Weben (1864- 1920). Mô hình này đượcgọi là mô hình hành chính công truyền thống.

Mô hình hành chính công truyền thống được tổ chức trên các nguyên tắc:

- Hợp pháp hoá các lĩnh vực hoạt động  thành các nhiệm vụ chính thức.

- Sắp xếp bộ máy hành chính theo hệ thống thứ bậc hình tháp cấp dưới phục tùng cấp trên và chịu sự kiểm soát của cấp trên.

- Tính khách quan: Các viên chức Nhà nước hành động theo một trật tự khách quan trong mối liên hệ với cá nhân bên trong và các cá nhân bên ngoài.

- Xây dựng các quy chế văn bản và áp dụng theo thể thực nhất định dựa trên cơ sở pháp luật, phù hợp với pháp luật bảo vệ pháp luật.

- Tính trung lập: Các viên chức được lựa chọn trên cơ sở năng lực chuyên môn không phụ thuộc vào địa vị xã hội sự trung thành hay sự ủng hộ.

Từ thập niên 80 của thế kỷ XX mô hình hành chính công truyền thống ngày càng bộc lộ những nhược điểm hẫng hụt đối với những nước công nghiệp phát triển, nhất là khi có sự biến đổi lớn lao về tầm nhìn xây dựng lại cơ cấu xã hội, tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghiệp. Nói cách khác là thực tiễn đời sống xã hội, bối cảnh bên trong và bên ngoài đòi hỏi có một mô hình hành chính học mới hiện đại xuất hiện. Người ta đã nghiên cứu tìm nhiều cách thức khác nhau để tâm cho hành chính công thích ứng với tình hình mới, đòi hỏi mới. Từ đó tư tưởng quản lý công ra đời thay thế cho tư tưởng hành chính công. Và 2 mô hình này có những điểm khác biệt sau:

#Tiêu thức so sánh

1.Mục tiêu của nền hành chính

+ hành chính công truyền thống

- Bảo đảm đúng chu trình, đúng quy tắc, thủ tục hành chính (coi trọng yếu tố đầu vào).

- Đánh giá việc quản lý hành chính qua việc xem xét mức độ thực thi các quy tắc, thủ tục hành chính.

+ quản lý công  hiện đại

- bảo đảm kết quả tốt nhất, hiệu quả cao nhất (đảm bảo vến đề đầu ra).

- Dùng các tiêu chí cụ thể để đánh giá kết quả quản lý hành chính.

2.Yêu cầu đối với công chức.

+ hành chính công truyền thống

- Trách nhiệm của người công chức, nhà quản lý là giám sát việc thực hiện và giải quyết công việc theo quy chế, thủ tục, quy tắc sẵn có.

- Những quy định, điều kiện để công thức thực hiện công vụ theo hệ thống thứ bậc rất chặt chẽ , cứng nhắc theo quy định.

- Thời gian làm việc của công chức được quy định chặt chẽ, có quyđịnh về thời gian làm việc tại cơ quan (thời gian công), và thời gian không làm việc tại cơ quan (thời gian tư).

- Công chức mang tính trung lập, không tham gia chính trị, thực hiện một cách trung lập các chính sách do các nhà chính trị đề ra.

+ Quản lý công  hiện đại

- Trách nhiệm của người công chức, nhà quản lý chủ yếu là đảm bảo thực hiện mục đích, đạt kết quả tốt, hiệu quả cao.

- Những quy định, điều kiện để công chức thực thi công việc có hình thức linh hoạt,mềm dẻo hơn.

- Thời gian làm việc linh hoạt hơn, có thể suốt đời hay trong một thời gian nhất định, có thể làm chính thức hay theo hợp đồng,hay một phần công việc được làm tại nhà.

- công chức cam kết về mặt chính trị cao hơn trong các hoạt động của mình, các hoạt động hành chính mang tính chính trị nhiều hơn.

3. Đối với Chính phủ .

+ Hành chính công truyền thống

- Tất thảy các công vụ được Chính phủ thực thi, giải quyết theo sự quy định của pháp luật.

- Chức năng của Chính phủ nặng về hành chính xã hội , trực tiếp tham gia các công ích xã hội.

- Chức năng của Chính phủ thuần tuý mang tính hành chính, không trực tiếp liên hệ đến thị trường.

+ Quản lý công hiện đại

- đẩy mạnh sự phân quyền, Chính phủ củng cố vai trò trung tâm trong việc tạo ra những chính sách và phương pháp quản lý năng động thích ứng với môi trường biến động.

- Chức năng tham gia trực tiếp các dịch vụ công cộng ngày càng giảm bớt mà thông qua việc xã hội hoá và các dịch vụđó để quản lý xã hội, nhưng nó vẫn cần có sự quản lý của chính quyền.

- Chức năng của Chính phủ phải đối mặt với các thách thức của thị trường.

Tài Liệu Học Tập-1646104950
Tài Liệu Học Tập-1646104950

 

Bình luận