Tiểu luận Tìm hiểu chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới ở Việt Nam miễn phí

22-01-2025 16:06 Lượt xem: 1186 Download: 365 13 trang
Như chúng ta đã biết, mô hình nông thôn mới đã đem lại một bộ mặt hoàn toàn mới cho nông thôn Hàn Quốc (Saemaul Undong- SMU). Từ một nông thôn hết sức lạc hậu, nghèo đói, đời sống nhân dân gặp vô vàn khó khăn, tình hình chính trị căng thẳng, nhưng sau 9 năm thực hiện mô hình nông thôn mới (1971 – 1980),  bộ mặt của nông thôn Hàn Quốc đã thay đổi to lớn và toàn diện. Quá trình hiện đại hoá nông thôn đã được hoàn thành. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên nhanh chóng (Năm 1970 mới chỉ đạt đạt 824 USD/người/ năm, nhưng đến năm 1976, thu nhập đã tăng lên 3000 USD/người/ năm. Hệ thống cơ sở hạ tầng được cơ bản hoàn thiện, đời sống nhân dân được nâng cao.v.v.           Các chương trình phát triển nông thôn ở Hàn Quốc thật đáng khâm phục. Có thể nói, đây là một kinh nghiệm rất đáng được học tập và Việt Nam đã và đang áp dụng tinh túy từ mô hình này để phát triển nông thôn Việt Nam, để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn.

Bản xem trước: Download Bản đầy đủ

TIỂU LUẬN TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM

Phần MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết, mô hình nông thôn mới đã đem lại một bộ mặt hoàn toàn mới cho nông thôn Hàn Quốc (Saemaul Undong- SMU). Từ một nông thôn hết sức lạc hậu, nghèo đói, đời sống nhân dân gặp vô vàn khó khăn, tình hình chính trị căng thẳng, nhưng sau 9 năm thực hiện mô hình nông thôn mới (1971 – 1980),  bộ mặt của nông thôn Hàn Quốc đã thay đổi to lớn và toàn diện. Quá trình hiện đại hoá nông thôn đã được hoàn thành. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên nhanh chóng (Năm 1970 mới chỉ đạt đạt 824 USD/người/ năm, nhưng đến năm 1976, thu nhập đã tăng lên 3000 USD/người/ năm. Hệ thống cơ sở hạ tầng được cơ bản hoàn thiện, đời sống nhân dân được nâng cao.v.v.

          Các chương trình phát triển nông thôn ở Hàn Quốc thật đáng khâm phục. Có thể nói, đây là một kinh nghiệm rất đáng được học tập và Việt Nam đã và đang áp dụng tinh túy từ mô hình này để phát triển nông thôn Việt Nam, để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn.

Chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới đã và đang là mối quan tâm lớn không chỉ của riêng của những người nông dân, mà còn có sự quan tâm của tất cả người dân Việt Nam. Sự thay đổi này liệu có mang lại được một sự tiến bộ về mọi mặt ở vùng nông thôn? Kết quả sau 2 năm thử nghiệm mô hình này như thế nào? Sự thay đổi đó ảnh hưởng đến toàn bộ kinh tế như thế nào? Chính những mối quan tâm như trên nên chúng em quyết định chọn “ Tìm hiểu chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới ở Việt Namlàm đề tài nghiên cứu của bài tiểu luận của mình. Hy vọng, qua đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chương trình lớn này của chính phủ.

1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

  • Tìm hiểu về nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta.
  • Nghiên cứu thuận lợi khó khăn và giải pháp khi áp dụng mô hình nông thôn mới ở nước ta.
  • Đánh giá sơ bộ kết quả sau 2 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới ở nước ta.

Phần 2: NỘI DUNG

2.1 Các khái niệm

2.1.1 Làng xã

Làng - xã là một cộng đồng địa vực, cộng đồng cư trú có ranh giới lãnh thổ tự nhiên và hành chính xác định. Làng là một đơn vị tự cấp, tự túc về kinh tế, có ruộng, có nghề, có chợ…tạo thành một không gian khép kín thống nhất. Làng - xã là một cộng đồng tương đối độc lập về phong tục tập quán, văn hoá, là một đơn vị tự trị về chính trị. Trong lịch sử, làng - xã là đơn vị hành chính cơ sở. Tuy nhiên làng - xã cũng có những biến đổi ít nhiều qua các thời kỳ, nhưng nhìn chung cho đến trước năm 1945, qua các biến động, làng vẫn giữ được những cấu trúc truyền thống cơ bản.

2.1.2 Nông thôn

Khái niệm “nông thôn” thường đồng nghĩa với làng, xóm, thôn…Trong tâm thức người Việt,đó là một môi trường kinh tế sản xuất với nghề trồng lúa nước cổ truyền, không gian sinh tồn, không gian xã hội và cảnh quan văn hoá xây đắp nên nền tảng tinh thần, tạo thành lối sống,cốt cách và bản lĩnh của người Việt.

Nông thôn được xác định là tổng hợp của các làng, nói cách khác, Làng Việt là đơn vị cơ bản của nông thôn Việt Nam. Làng - xã đã từng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển đất nước, là nơi lưu giữ những giá trị văn hoá, nuôi dưỡng nguyên khí của dân tộc trước các nguy cơ đồng hoá, nô dịch.

2.1.3 Mô hình nông thôn mới

Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô hình nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt.

Ngày 19/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg, ban hành "Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới” bao gồm 19 tiêu chí và được chia thành 5 nhóm: Nhóm tiêu chí về quy hoạch; về hạ tầng kinh tế - xã hội; kinh tế và tổ chức sản xuất; văn hóa - xã hội - môi trường và về hệ thống chính trị.

19 tiêu chí để xây dựng mô hình nông thôn mới bao gồm: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư, thu nhập bình quân đầu người/năm, tỷ lệ hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và an ninh, trật tự xã hội. Trong 19 tiêu chí lớn sẽ có những chỉ tiêu cụ thể, tổng cộng gồm 39 chỉ tiêu để đánh giá về xã đạt chuẩn NTM.

2.2 Nội dung xây dựng mô hình nông thôn mới ở Việt Nam

2.2.1 Tiêu chí của xây dựng mô hình nông thôn mới

Một là, đơn vị cơ bản của mô hình nông thôn mới là làng - xã. Làng - xã thực sự là một cộng đồng, trong đó quản lý của Nhà nước không can thiệp sâu vào đời sống nông thôn trên tinh thần tôn trọng tính tự quản của người dân thông qua hương ước, lệ làng (không trái với pháp luật của Nhà nước). Quản lý của Nhà nước và tự quản của nông dân được kết hợp hài hoà nhằm hình thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông thôn.

Hai là, đáp ứng yêu cầu thị trường hoá, đô thị hoá, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuẩn bị những điều kiện vật chất và tinh thần giúp nông dân làm ăn sinh sống và trở nên thịnh vượng ngay trên mảnh đất mà họ đã gắn bó lâu đời.

Ba là, có khả năng khai thác hợp lý và nuôi dưỡng các nguồn lực, đạt tăng trưởng kinh tế cao và bền vững; môi trường sinh thái được giữ gìn; tiềm năng du lịch được khai thác; làng nghề truyền thống, làng nghề tiểu thủ công nghiệp được khôi phục; ứng dụng công nghệ cao về quản lý, về sinh học...; cơ cấu kinh tế nông thôn phát triển hài hoà, hội nhập địa phương, vùng, cả nước và quốc tế.

Bốn là, dân chủ nông thôn mở rộng và đi vào thực chất. Các chủ thể nông thôn (lao động nông thôn, chủ trang trại, hộ nông dân, các tổ chức phi chính phủ, nhà nước, tư nhân…) có khả năng, điều kiện và trình độ để tham gia tích cực vào các quá trình ra quyết định về chính sách phát triển nông thôn; thông tin minh bạch, thông suốt và hiệu quả giữa các tác nhân có liên quan; phân phối công bằng. Người nông dân thực sự “được tự do và quyết định trên luống cày và thửa ruộng của mình”, lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh làm giàu cho mình, cho quê hương theo đúng chủ trương đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Năm là, nông dân, nông thôn có văn hoá phát triển, dân trí được nâng lên, sức lao động được giải phóng, nhiệt tình cách mạng được phát huy. Đó chính là sức mạnh nội sinh của làng xã trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, vừa tự hoàn thiện bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, vừa góp phần xây dựng quê hương văn minh giàu đẹp.

2.2.2 Các nhân tố chính của chương trình mô hình nông thôn mới

  • Về kinh tế, nông thôn có nền sản xuất hàng hoá mở, hướng đến thị trường và giao lưu, hội nhập. Để đạt được điều đó, kết cấu hạ tầng của nông thôn phải hiện đại, tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất giao lưu buôn bán.
    • Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh, giảm bớt sự phân hoá giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị.
    • Hình thức sở hữu đa dạng, trong đó chú ý xây dựng mới các hợp tác xã theo mô hình kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ các hợp tác xã ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với các phương án sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề ở nông thôn.
    • Sản xuất hàng hoá có chất lượng cao, mang nét độc đáo, đặc sắc của từng vùng, địa phương. Tập trung đầu tư vào những trang thiết bị, công nghệ sản xuất, chế biến bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch.
  • Về chính trị, phát huy dân chủ với tinh thần thượng tôn pháp luật, gắn lệ làng, hương ước với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý, tôn trọng kỷ cương phép nước, phát huy tính tự chủ của làng xã. Phát huy tối đa Quy chế Dân chủ ở cơ sở, tôn trọng hoạt động của các hội, đoàn thể, các tổ chức hiệp hội vì lợi ích cộng đồng, nhằm huy động tổng lực vào xây dựng nông thôn mới.
  • Về văn hoá xã hội, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, giúp nhau xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
  • Về con người, xây dựng hình mẫu người nông dân sản xuất hàng hoá khá giả, giàu có; kết tinh các tư cách: công dân, thể nhân, dân của làng, người con của các dòng họ, gia đình.
  • Về môi trường, xây dựng, củng cố, bảo vệ môi trường, du lịch sinh thái. Bảo vệ rừng đầu nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước, môi trường không khí và chất thải từ các khu công nghiệp để nông thôn phát triển bền vững.

Các nội dung trên trong cấu trúc mô hình nông thôn mới có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quá trình hoạch định và thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, động viên tinh thần. Nhân dân tự nguyện tham gia, chủ động trong thực thi và hoạch định chính sách. Trên tinh thần đó, các chính sách kinh tế - xã hội sẽ tạo hiệu ứng tổng thể nhằm xây dựng mô hình nông thôn mới.

2.3 Thuận lợi khó khăn và giải pháp khắc phục

2.3.1 Thuận lợi

  • Thuận lợi lớn nhất là được sự đồng thuận của toàn dân.
  • Thuận lợi thứ hai là việc xây dựng NTM được đưa ra đúng vào thời điểm với Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XI của Đảng, cho nên mô hình này được bàn rất sâu rộng từ chi bộ đảng tới đại hội.
  • Thứ ba, hiện trong nước và quốc tế đều ủng hộ chúng ta xây dựng NTM. Việt Nam cam kết đến năm 2020 cơ bản là nước công nghiệp. Hơn nữa, việc tổng kết 25 năm đổi mới đã cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm, vấn đề là chuẩn bị thế nào cho thời gian tiếp theo phù hợp với thực tiễn.

2.3.2 Khó khăn

  • Thứ nhất, vì mong muốn của dân nên có sự “nôn nóng” tại các địa phương, gây ra áp lực rất lớn cho những người quản lý.
  • Thứ hai, quá trình đô thị hóa có thể đảo lộn nếp sinh hoạt ở nông thôn như việc hút mất lao động trẻ của nông thôn, thay vào đó là người già làm nông nghiệp.
  • Thứ ba, quá trình hiện đại hóa và mong muốn của người nông dân muốn tạo ra hạ tầng nông thôn nếu thực hiện không khéo sẽ mất đi bản sắc văn hóa của Việt Nam.
  • Thứ tư là nguồn lực đầu tư để phát triển, Việt Nam là nước nghèo nên nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, nguồn vốn tụ lực còn nghèo.
  • Thứ năm, kết quả 25 năm đổi mới chưa thực sự hiệu quả. Nước ta mới chỉ chuyển dịch được 20% lao động ra khỏi nông nghiệp, trong khi tiêu chí thì phải đạt 40%.

2.3.3 Giải pháp khắc phục

  • Các chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp ( quyết định 61 của chính phủ), đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư trong nông nghiệp, đưa doanh nghiệp về nông thôn, gắn kết người nông dân với doanh nghiệp, để những người nông dân trở thành một thành viên như là một cổ đông, một công nhân trong các doanh nghiệp.
  • Phát huy các sản phẩm làng nghề truyền thống ở nông thôn, mà thị trường cho những sản phẩm làng nghề còn nhiều tiềm năng.
  • Tập trung cho công tác quy hoạch, để cán bộ từ đảng viên xuống tới các nhân dân có nhận thức giống nhau về xây dựng NTM.
  • Làm quy hoạch tổng thể để tránh tình trạng “nay xây, mai phá”, Chính phủ cung cấp đủ vốn để làm quy hoạch. Quy hoạch sản xuất nên là quy hoạch “mềm”  mang tính ổn định để có thể thay đổi linh hoạt theo nhu cầu của thị trường.
  • Công tác đào tạo, đào tạo cán bộ làm chương trình, đào tạo nông dân làm nông nghiệp, phải đào tạo cho nông dân thêm về kiến thức thương mại, tiếp thị sản phẩm. Đào tạo chuyển nghề phải gắn với làng nghề, gắn với doanh nghiệp, gắn với những người, hộ gia đình có tay nghề truyền thống chứ không chỉ đào tạo để có trường, có lớp, có chứng chỉ.
  • Phân tích, nghiên cứu các mô hình NTM ở các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho xây dựng mo hình NTM ở nước ta.

2.4 Kết quả đạt được

Chương trình đã thành công bước đầu và đạt được một số kết quả quan trọng. Số tiêu chí theo Bộ tiêu chí Quốc gia, các xã đã đạt và cơ bản đạt được, tăng hơn gấp 2 đến 3 lần so với trước khi triển khai. Đến nay đã có 7/11 xã đạt được 10 tiêu chí trở lên, trong đó có 3 xã đạt 14/19 tiêu chí; 3 xã đạt từ 8-10 tiêu chí. Trong đó, một số xã đã đạt được các tiêu chí về thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và tổ chức sản xuất có hiệu quả, đây được xem là những tiêu chí khó thực hiện nhất.

Các nội dung xây dựng các hạ tầng thiết yếu và phát triển sản xuất ở các xã đã đạt được kết quả rõ nét và toàn diện hơn; các hoạt động văn hóa, xã hội và môi trường được quan tâm; hệ thống chính trị và công tác cán bộ ở các xã điểm được củng cố, nâng cao; an ninh trật tự được giữ vững.

Về xây dựng cơ sở hạ tầng, đây là việc thu hút sự quan tâm nhiều nhất của cán bộ và người dân. Sau gần 2 năm triển khai, đã có khoảng 2/3 số các công trình hạ tầng (theo tiêu chí) được triển khai. Đến nay đã hoàn thành cơ bản gần 300 hạng mục công trình, trong đó nhiều nhất là giao thông, thủy lợi, nước sạch… (chiếm khoảng 40% tổng kinh phí); tiếp đến là chuẩn hóa lớp học, trạm y tế, vệ sinh môi trường nông thôn (chiếm khoảng 30% kinh phí).

Đến nay, mỗi xã đã có ít nhất 3-5 dự án, điểm trình diễn về sản xuất. Bên cạnh đó, vốn và nguồn vốn để thực hiện Chương trình thời qua tiếp tục được tăng cường và ngày càng đa dạng hơn, nhất là nguồn vốn lồng ghép, vốn tín dụng và người dân tham gia. Qua tổng hợp từ báo cáo của 11 xã, đến tháng 12/2010 lũy kế vốn thực hiện đạt hơn 940 tỷ đồng (tăng gần 3,7 lần so với năm 2009). Trong đó, tỷ lệ vốn hỗ trợ của Trung ương 12,04%, vốn ngân sách địa phương là 23,8%, vốn dân góp khoảng 17,8%, vốn doanh nghiệp khoảng 8,94% và vốn tín dụng chiếm khoảng 33,78%.

Một số xã xây dựng được mô hình tốt ở một số mặt như: mô hình phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; mô hình huy động các nguồn lực cho phát triển; mô hình phát triển sản xuất gắn với xây dựng hình thức tổ chức sản xuất phù hợp; mô hình liên kết sản xuất giữa nông dân với doanh nghiệp, thu hút doanh nghiệp tham gia xây dựng nông thôn mới;... các mô hình này đã được các địa phương khác đến tham quan và học tập.

Bước đầu thực hiện quy luật sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn nước ta. Người nông dân đã có quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật (máy móc, điện, đường, trường, trạm, hệ thống thuỷ nông…) đã có bước phát triển đáng kể.

Lương thực tăng bình quân hàng năm 5% bảo đảm được an ninh lương thực quốc gia, có dự trữ, liên tục xuất khẩu với khối lượng lớn. Kinh tế nông thôn có sự chuyển dịch đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp và phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn.

Trình độ sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ, nhiều loại sản phẩm đã được xây dựng thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Trình độ thâm canh được nâng cao, chất lượng nông sản được cải thiện đáng kể.

Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tăng liên tục ở mức cao, kể cả trong điều kiện không thuận lợi của ngoại cảnh (thời tiết, thị trường...). Kim ngạch xuất khẩu nông sản có xu hướng tăng đều qua các năm, bình quân chiếm tới 25 - 30% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Cơ cấu kinh tế nông thôn có chuyển biến tích cực. Các ngành sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn đã được mở rộng tuy chưa nhiều, trong đó có một số ngành nghề mới. Kết cấu hạ tầng nông thôn ở nhiều vùng đã được cải thiện.

Tỷ lệ hộ đói nghèo ở nông thôn giảm mạnh (từ 30% năm 1992 xuống 7% năm 2004, theo tiêu chí cũ). Đời sống của người dân nông thôn đã được cải thiện, bộ mặt nông thôn không ít nơi đã có dáng dấp hiện đại.

Văn hoá, giáo dục, y tế có sự phát triển mới. Dân chủ hoá nông thôn, chương trình an sinh xã hội, phát triển giới đang được tích cực thực hiện.

Mô hình đã phát huy nội lực trên cơ sở dựa vào sức dân, tranh thủ sự trợ giúp của Nhà nước và các nguồn lực bên ngoài; xây dựng nông thôn có kinh tế phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, đời sống nhân dân được nâng cao, kết cấu hạ tầng đồng bộ, dân chủ ở cơ sở được phát huy. Ở các mô hình thí điểm, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (từ năm 2000-2005, Từ Sơn đạt 16,4% ; Quỳnh Lưu: 17, 5%; Cai Lậy: 9,04%), thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, sinh hoạt dân chủ khởi sắc.

5.1 Hạn chế còn gặp

Việc triển khai một số nội dung còn chậm so với kế hoạch; còn lúng túng trong cơ chế huy động nội lực, cơ chế ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu trên địa bàn cho các xã điểm, trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu vào thực hiện chương trình, trong giải ngân, thanh quyết toán các nguồn vốn ngân sách cấp... Việc triển khai các nội dung về phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động, nâng cao thu nhập cho người dân ở một số xã chưa mạnh. Các nội dung về phát triển giáo dục, y tế, xây dựng đời sống văn hóa, xã hội ở các xã điểm chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Phần 3  KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1 Kết luận

          Qua hơn 2 năm thực hiện mô hình NTM, mô hình đã đem lại kết quả tương đối lớn, không chỉ phát triển kinh tế văn hóa xã hội ở thành thị và nông thôn, mà còn thể hiện sự đồng lòng quyết tâm của người dân việt nam. Gắn kết doanh nghiệp vơi người nông dân, vực dậy tinh thần hăng say làm việc, tạo nên một bản sắc văn hóa vừa hiện đại vừa truyền thống của dân tộc. tạo nền tảng để phát triển kinh tế đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu. Tuy còn nhiều điểm yếu nhưng dưới sự lãnh đạo của đảng, chính phủ, sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới thì sự thành công của mô hình NTM chỉ còn là vấn đề thời gian.

3.2 Kiến nghị

Cần tiếp tục nghiên cứu, sơ kết, tổng kết rút ra những kiến nghị, đề xuất các kiến nghị về tiêu chí xã nông thôn mới phù hợp với từng địa bàn, vùng, miền của đất nước; về các cơ chế, chính sách để triển khai thực hiện chương trình quốc gia của Chính phủ trên quy mô toàn tỉnh, toàn quốc.

Các địa phương cần ưu tiên lồng ghép đưa các dự án khuyến nông, khuyến công vào xã điểm; tiếp tục xây dựng nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả, tạo nhiều việc làm mới, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích và thu nhập của người dân. Tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn để củng cố nâng chất lượng các HTX đã có, mở rộng và phát triển thêm các HTX sản xuất, dịch vụ hoặc các Tổ hợp tác phù hợp, có hiệu quả thực sự trên địa bàn xã.

Cần tập trung chỉ đạo khai thác các nguồn lực cho phát triển sản xuất, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu lao động; chỉ đạo các đơn vị liên quan giúp các xã điểm xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; ngành ngân hàng tăng cường và mở rộng việc cho vay vốn tín dụng cho sản xuất và phát triển kinh tế ở các xã.

Các địa phương cần tập trung hoàn thiện, phê duyệt quy hoạch chi tiết trên các lĩnh vực tại các xã. Đồng thời, xây dựng quy chế quản lý quy hoạch; tổ chức tuyên truyền sâu rộng để người dân ở các xã hiểu và thực hiện quy hoạch. Tập trung hoàn thành cơ bản cơ sở hạ tầng thiết yếu theo đề án

thực hiện tốt phương châm “huy động nội lực tại chỗ là chính”, tạo thuận lợi cho nhân dân tổ chức thực hiện các công trình, dự án, để “các xã điểm về đích trước, làm mẫu” cho các địa phương khác học tập.

Phần 4. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài Liệu Học Tập-1646104950
Tài Liệu Học Tập-1646104950

 

 

Bình luận