Tiểu luận Một số giải pháp nhằm khai thác nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam

16-04-2024 18:51 Lượt xem: 756 Download: 261 11 trang
Một số giải pháp nhằm khai thác nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam

Bản xem trước: Download Bản đầy đủ

Một số giải pháp nhằm khai thác nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam

Trước hết, cần khẳng định rằng, để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Việt Nam không có cách nào khác, ngoài việc khai thác hợp lý và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn lực con người. Điều đó không chỉ phù hợp với xu hướng chung của thế giới, mà còn hoàn toàn phù hợp với một đất nước có nguồn nhân lực dồi dào như Việt Nam. Chỉ có như vậy, Việt Nam mới khắc phục được sự khan hiếm ngày càng trầm trọng của nguồn lực tự nhiên và sự thiếu hụt nguồn vốn.Việt Nam là nước có nguồn nhân lực dồi dào.

Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009, hiện nay cả nước có khoảng trên 40 triệu người trong độ tuổi lao động. Cơ cấu lao động tương đối trẻ (khoảng trên 60% ở lứa tuổi từ 16 - 34). Đó là một yếu tố rất quan trọng về mặt số lượng trong cơ cấu lực lượng lao động. Có thể nói, nguồn lực con người dồi dào và tương đối trẻ là điều kiện hết sức cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. Nhưng vấn đề đặt ra là, làm thế nào để sử dụng một cách có hiệu quả nguồn lực đó? Điều đó trước hết phụ thuộc vào cơ cấu nền kinh tế và khả năng thu hút lực lượng lao động của nền kinh tế.Cũng theo kết quả điều tra dân số, hiện nay Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp với 70% dân số trong nông nghiệp, nông thôn và 30% sống ở thành thị. Với một nước nông nghiệp như vậy, nhu cầu việc làm trở nên hết sức cấp bách. Trên thực tế, bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới khi bước vào quá trình công nghiệp hoá đều phải đặt ra nhiệm vụ giải quyết việc làm cho người lao động. Việt Nam cũng hoàn toàn không nằm ngoài quĩ đạo đó. Bởi vì, để sử dụng và khai thác được nguồn lực tự nhiên, nguồn lực con người và các nguồn lực khác, thì trước hết cần phải thu hút một cách tối đa nguồn lực con người vào quá trình lao động, sản xuất. Mặt khác, trong khi các nguồn lực khác đều bị hao mòn và hầu như không có khả năng tái sinh trong quá trình sử dụng, thì nguồn lực con người, xét ở một khía cạnh nào đó, càng được sử dụng, càng được tái sinh, bồi bổ, nâng cao thêm về mặt chất lượng, nghĩa là con người được tham gia vào quá trình sản xuất thì những tri thức, kinh nghiệm của họ ngày càng được tích luỹ và hoàn thiện thêm.Nếu không có những biện pháp tích cực nhằm khai thác triệt để và sử dụng hiệu quả thì nguồn nhân lực không những không phát huy được vai trò to lớn của nó, mà còn có thể bị lãng phí, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện nay, ở Việt Nam, tình trạng lao động thiếu việc làm, lao động dư thừa, cường độ và thời gian sử dụng lao động thấp .đang là những vấn đề bức xúc.Vấn đề đặt ra là, làm thế nào và bằng cách gì để có thể tạo được nhiều việc làm cho người lao động trong điều kiện nền kinh tế tuy bước đầu có tăng trưởng, nhưng về cơ bản vẫn còn chậm phát triển như hiện nay? Về vấn đề này, chúng tôi cho rằng, việc làm cho người lao động và sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, dù trong phạm vi quốc gia hay địa phương, đều có mối quan hệ chặt chẽ và tác động biện chứng với nhau. Mức độ phát triển của nền kinh tế - xã hội quyết định tốc độ, quy mô và hiệu quả giải quyết việc làm cho người lao động. Ngược lại, người lao động có việc làm - xét về phương diện sức lao động, tức là năng lực sản xuất được giải phóng, sức sản xuất của xã hội được tăng lên. Tuy nhiên, một nền kinh tế kém phát triển vừa không có những đòi hỏi bức xúc về nguồn lao động, vừa không có khả năng tạo ra nhiều việc làm. Nói cách khác, nền kinh tế - xã hội trong tình trạng như vậy không thể tạo ra những điều kiện, những cơ hội đáp ứng nhu cầu việc làm của người lao động. Trong trường hợp đó, lực lượng lao động không phải là một ưu thế; trái lại, là một gánh nặng do áp lực lớn về việc làm. Chỉ có một nền kinh tế mạnh, phát triển theo hướng đa dạng hoá mới luôn đặt ra những nhu cầu thường xuyên và ngày càng cao về lao động, tức là có khả năng tạo ra nhiều chỗ làm việc mới. Điều đó có nghĩa phát triển nền kinh tế - xã hội là giải pháp có tính nền tảng, căn bản nhất để giải quyết việc làm cho người lao động, qua đó khai thác và sử dụng triệt để, có hiệu quả nguồn lực con người vì mục tiêu phát triển. Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định, cần “tạo môi trường và điều kiện để mọi người lao động có việc làm và thu nhập tốt hơn”10.Bên cạnh những chính sách phát triển kinh tế – xã hội nhằm tạo thêm cơ hội có việc làm cho người lao động, để khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người cần sử dụng cơ hội việc làm như một công cụ quản lý, một động lực quan trọng để phát huy tính tích cực của người lao động. Trước hết, cần khẳng định rằng, bản thân việc làm nếu được đặt trong một cơ chế tuyển dụng nhất định có thể trở thành một động lực quan trọng để thúc đẩy tính tích cực hoạt động của con người. Có thể nói, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một cơ chế sử dụng việc làm như một công cụ hữu hiệu để quản lý người lao động, buộc người lao động luôn tích cực lao động và học hỏi để nâng cao trình độ tay nghề.

Như chúng ta biết, trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, sức lao động trở thành hàng hoá. Với tư cách một hàng hoá, sức lao động cũng chịu sự tác động của qui luật cạnh tranh như bất kỳ một hàng hoá nào khác. Mặt khác, trong điều kiện của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, quan hệ cung – cầu về sức lao động luôn không cân đối, thường là cung lớn hơn cầu. Vì vậy, chủ nghĩa tư bản luôn có một đội ngũ những người lao động "dự bị" sẵn sàng thay thế những người lao động đang làm việc trong các công xưởng, xí nghiệp. Nói cách khác, một khi người lao động không đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động thì ngay lập tức, anh ta bị sa thải – tức mất việc làm và thay vào vị trí đó là một người lao động khác. Chính tính chất cạnh tranh khốc liệt đó đòi hỏi, bắt buộc những người đang làm việc phải mang hết tài năng và sức lực của mình để hoàn thành công việc được giao.Nhưng ở Việt Nam, do cơ chế, chính sách tuyển dụng chưa thật hợp lý, cho nên cơ hội việc làm chưa thực sự trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy người lao động hăng say làm việc. Vì vậy, bên cạnh giải pháp tạo cơ hội việc làm, cần có một số giải pháp nhằm khai thác, phát huy tính tích cực của người lao động.Trong mấy năm gần đây, nhiều đề tài, nhiều công trình nghiên cứu đã tập trung làm sáng tỏ những động lực của sự phát triển xã hội, tức là những cái mà nếu tác động vào đó có thể phát huy được tính tích cực của con người nhằm tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ, tiến bộ trong đời sống kinh tế - xã hội. Các động lực thường được tập trung nghiên cứu là: lợi ích, nhu cầu, dân chủ, khoa học, môi trường tâm lý - xã hội, v.v 11Ở đây, chúng tôi chỉ trình bày thêm một số điểm có liên quan đến vai trò động lực của lợi ích, một động lực bao trùm và quan trọng nhất trong hệ thống các động lực.Nếu hiểu lợi ích là cái đáp ứng nhu cầu, thoả mãn nhu cầu của con người thì lợi ích là khái niệm có nội hàm rất rộng; nó bao quát một phạm vi khá rộng rãi các yếu tố kích thích tính tích cực hoạt động của con người. Chẳng hạn, nếu xem xét dân chủ như là nhu cầu của con người, của tập đoàn người hay của toàn thể xã hội thì việc thoả mãn nhu cầu đó chính là lợi ích đối với từng chủ thể cụ thể. Tương tự như vậy, như trên đã trình bày, có thể coi việc làm là một loại lợi ích quan trọng và thiết thực vì nó đáp ứng nhu cầu muốn có việc làm, muốn được lao động của người lao động.Với cách hiểu như vậy, lợi ích có rất nhiều loại. Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, người ta có thể phân loại lợi ích theo các cách khác nhau.Nhưng, theo chúng tôi, vì lợi ích là cái thoả mãn nhu cầu, đáp ứng lại nhu cầu, nên cách phân loại hợp lý hơn cả là căn cứ vào nhu cầu của con người. Với căn cứ đó, chúng ta có thể phân loại lợi ích thành các cặp: lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần; lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm (cộng đồng) và lợi ích xã hội; lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, v.v Lợi ích đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy con người hành động. Tuy nhiên, mỗi loại lợi ích lại có vai trò động lực khác nhau.Xuất phát từ lý thuyết về nhu cầu, chúng tôi cho rằng, về mặt nguyên tắc, khó có thể nói lợi ích nào quan trọng hơn lợi ích nào. Chúng ta chỉ có thể khẳng định được rằng, tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, tuỳ thuộc vào mỗi chủ thể cụ thể mà một lợi ích cụ thể nào đó trở thành lợi ích cấp bách. Lợi ích cấp bách chính là lợi ích đáp ứng nhu cầu cấp bách của một chủ thể nào đó ở mỗi thời điểm nhất định.Thực tiễn của những năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm trước đây và của những năm đổi mới hiện nay đã chứng minh rằng, không phải bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, không phải đối với mọi tầng lớp lợi ích vật chất đều đóng vai trò quyết định và trở thành cấp bách hơn so với tất cả các lợi ích khác; đồng thời, không phải lúc nào lợi ích cá nhân cũng đóng vai trò quan trọng hơn so với các lợi ích khác. Trái lại, cùng với sự phát triển của kinh tế, các lợi ích tinh thần ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động của con người. Trong nhiều trường hợp, đối với nhiều đối tượng, nhiều khi các lợi ích tinh thần lại đóng vai trò ưu trội hơn so với lợi ích vật chất. Tương tự như vậy, ở những thời điểm nhất định, lợi ích cộng đồng và lợi ích xã hội có thể nổi lên chiếm vị trí ưu tiên hàng đầu so với lợi ích cá nhân.Vì vậy, khi tác động vào lợi ích với tính cách một động lực quan trọng nhất nhằm khai thác và sử dụng nguồn lực con người cần phải tính toán một cách hết sức cụ thể đối với từng đối tượng, từng hoàn cảnh lịch sử - cụ thể. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có được những chính sách sát hợp, đáp ứng đúng nhu cầu và nguyện vọng của mỗi tầng lớp, qua đó mới khơi dậy được tính tích cực của họ.4. Kết luậnTựu trung lại, nguồn lực con người là nhân tố đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước”12. Con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự thành công hay thất bại, tốc độ nhanh hay chậm của quá trình đó phụ thuộc vào phương thức khai thác nguồn lực con người. Để khai thác có hiệu quả nguồn lực đó, trong điều kiện của Việt Nam hiện nay cần phải tuyển dụng lao động thông qua việc tạo ra nhiều việc làm trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạch đó, để khai thác có hiệu quả nguồn lực con người vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, cần có sự tác động đúng đắn, một cách hợp lý vào lợi ích của người lao động.

hinh cvc1-1646104266
hinh cvc1-1646104266

 

Bình luận