Luận văn Thực trạng và giải pháp quản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

08-05-2024 11:06 Lượt xem: 1030 Download: 349 100 trang
Bên cạnh đó, mục tiêu của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 đã đề ra đó là: Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính nhà nước. Bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước.  Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước. Với tất cả những lý do trên, em chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp quản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa”.

Bản xem trước: Download Bản đầy đủ

Luận văn Thực trạng và giải pháp quản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT........ vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................. vii

DANH MỤC HÌNH VẼ..................................................... ix

PHẦN MỞ ĐẦU................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài............................................................. 1

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................... 2

3. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận.............................. 3

4. Phương pháp nghiên cứu................................................. 3

5. Tình hình nghiên cứu....................................................... 4

6. Kết cấu của khóa luận..................................................... 4

PHẦN NỘI DUNG............................................................. 6

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC......................................................... 6

1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC.......................................... 6

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản........................................... 6

1.1.2. Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng.................................. 8

1.1.3. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng..................................... 9

1.1.4. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng......................................... 9

1.1.5. Các loại chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng và thời gian thực hiện.................................................................. 10

1.1.6. Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng............................. 11

1.1.7. Hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng..................... 11

1.1.8. Vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức........................................................................................ 11

1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC..................................................................................... 13

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước ................................... 13

1.2.2. Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức........................................................................................ 14

1.2.2.1. Chủ thể quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức................................................................... 15

1.2.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức........................................... 18

1.2.2.3. Đặc điểm quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức................................................................... 19

1.2.2.4. Một số kinh nghiệm của nước ngoài về công tác đào tạo, bồi dưỡng và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.......................................................................... 20

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA....................................................................................... 24

2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ -XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA.............................................. 24

2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

 NHA TRANG........................................................................ 29

2.3. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG................. 31

2.4. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG.................................................................................. 55

2.4.1. Số lượng cán bộ, công chức cần đào tạo, bồi dưỡng trong nước............................................................................... 55

2.4.2. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong nước........................................................................................ 61

2.4.3. Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng so với kế hoạch....................................................................................... 65

2.4.4. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện của thành phố Nha Trang ở nước ngoài........................................ 66

2.4.5. Nhận xét chung........................................................ 67

2.5. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA.... 68

2.5.1. Công tác xây dựng kế hoạch................................... 68

2.5.2. Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch....................... 68

2.5.3. Về nguồn lực tài chính............................................ 69

2.5.4. Công tác kiểm tra, đánh giá..................................... 69

2.5.5. Nhận xét chung về thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thành phố Nha Trang. 70

2.5.6. Nguyên nhân của thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện tại thành phố Nha Trang....................................................................................... 72

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BÒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA.................................... 74

3.1. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC........................................ 74

3.2.NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC...... 75

3.2.1. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức...................... 75

3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, công chức...................................................... 76

3.2.3. Nâng cao kỹ năng tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức........................................................ 77

3.3. NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC................................ 77

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................... 80

1. KẾT LUẬN................................................................... 80

2. KIẾN NGHỊ.................................................................. 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................... 83

PHỤ LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

  1. Lý do chọn đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Huấn luyện cán bộ là việc gốc của Đảng. Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Những câu nói trên của Bác đã chứng tỏ tầm quan trọng của cán bộ và công tác cán bộ, đặc biệt là công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đối với sự phát triển của một quốc gia. Không có cán bộ thì không có người đứng ra lãnh đạo, chỉ huy công việc. Còn nếu cán bộ yếu kém về phẩm chất, năng lực thì mọi hoạt động quản lý nhà nước sẽ không thể thực hiện hiệu quả bởi vì như Bác đã nói: công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Chính vì vậy, việc huấn luyện cán bộ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác cán bộ và cần có sự quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Đây là một vấn đề rất đáng quan tâm, đã và đang nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học, giới quản lý hành chính và cả hệ thống chính trị nước ta, đặc biệt là các nhà lãnh đạo TP. Nha Trang.

Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của TP. Nha Trang còn tồn tại những hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời với yêu cầu đổi mới nền hành chính, cần phải xem xét để tìm ra biện pháp giải quyết như hệ thống pháp luật quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức còn hạn chế làm giảm tính chủ động của TP. Nha Trang trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cũng như hạn chế về thẩm quyền trong việc mở lớp đào tạo, tất cả phụ thuộc vào cấp tỉnh; mặt khác, tư duy quản lý, phương pháp quản lý chưa đổi mới, nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế. Do đó, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước cũng như chất lượng cán bộ, công chức sau khi đã được đào tạo, bồi dưỡng không cao.

Bên cạnh đó, mục tiêu của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 đã đề ra đó là: Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính nhà nước. Bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước.  Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước.[2]

Với tất cả những lý do trên, em chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp quản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa”.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp quản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện tại TP. Nha Trang.

- Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu đối với đội ngũ cán bộ, công chức hành chính tại UBND TP. Nha Trang.

3. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận

Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận có liên quan, đề tài tập trung phân tích thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện tại TP. Nha Trang. Từ đó, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương và của đất nước.

Từ mục đích trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau: 

- Làm rõ một số vấn đề lý luận về đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 

- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức qua thực tiễn tại TP. Nha Trang. 

- Làm rõ nguyên nhân của những hạn chế và đề xuất giải pháp khắc phục những hạn chế về công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện tại TP. Nha Trang.

4. Phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài này, trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử), tư tưởng Hồ Chí Minh và các văn bản pháp luật có liên quan để định hướng nghiên cứu.

Đề tài sử dụng những phương pháp cụ thể như:

- Phương pháp thống kê;

- Phương pháp phân tích tài liệu;

- Phương pháp so sánh;

- Phương pháp tổng hợp.

5. Tình hình nghiên cứu

Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức như:

- Nguyễn Thị Việt Thùy - “Một số biện pháp hoàn thiện công tác quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia, năm  2001.

- Lê Minh Tuấn - “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Đồng Tháp”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2003.

- Phan Nguyên Thái - “Một số biện pháp tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ quan Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2003.

- Phạm Cao Việt Linh - “Hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính ở thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2007;

- Nguyễn Thị Thủy – “ Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức hành chính cấp huyện tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn cử nhân Hành chính công, năm 2011.

Đó là những tài liệu tham khảo quan trọng cho đề tài.

6. Kết cấu của khóa luận

Phần nội dung khóa luận, bao gồm 3 chương

Chương 1: Lý luận chung về công tác đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Phần kết luận và kiến nghị

Tài Liệu Học Tập-1646104950

Bình luận