Luận văn Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam hiện nay

20-11-2024 00:34 Lượt xem: 723 Download: 0 148 trang
Luận văn Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam hiện nay

Luận văn Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam hiện nay

MỤC LỤC

 

 

Trang

 

MỞ ĐẦU

1

 

Chương 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA LÀNG VÀ LÀNG VĂN HÓA

7

1.1.

Quan niệm về văn hóa

7

1.2.

Quan niệm về văn hóa làng

10

1.2.1.

Làng người Việt

10

1.2.2.

Quan niệm về văn hóa làng

16

1.3.

Quan niệm về làng văn hóa

25

1.4.

Bản sắc văn hóa làng với việc xây dựng làng văn hóa và xây dựng đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn hiện nay

31

 

Chương 2: LÀNG VÀ VĂN HÓA LÀNG Ở QUẢNG NAM

34

2.1.

Khái quát về đặc điểm địa lý tự nhiên, lịch sử, kinh tế, xã hội Quảng Nam

34

2.1.1.

Địa lý tự nhiên

34

2.1.2.

Lịch sử Quảng Nam

36

2.1.3.

Đặc điểm kinh tế - xã hội

38

2.2.

Làng ở Quảng Nam

41

2.2.1.

Làng Quảng Nam - nhìn từ góc độ nghề nghiệp

41

2.2.2.

Làng Quảng Nam dưới góc nhìn văn hóa

51

2.2.3.

Khái quát chung về làng Quảng Nam

60

2.3.

Văn hóa làng Quảng Nam

62

2.3.1.

Những giá trị văn hóa giáo dục ở Quảng Nam

62

2.3.2.

Những giá trị văn hóa dân gian ở Quảng Nam

64

2.3.3.

Hương ước ở Quảng Nam

73

 

Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG LÀNG VĂN HÓA VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÂY DỰNG LÀNG VĂN HÓA Ở QUẢNG NAM HIỆN NAY

76

3.1.

Tổng quan về quá trình xây dựng làng văn hóa ở nước ta trong thời gian qua

76

3.2.

Thực trạng công tác xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam

82

3.2.1.

Chủ trương xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam

82

3.2.2.

Về tổ chức thực hiện xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam

84

3.2.3.

Một số biện pháp thực hiện cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam 

87

3.2.4.

Những kết quả bước đầu trong cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam

91

3.2.5.

Một số tồn tại trong công tác xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam cần tập trung khắc phục trong thời gian tới

94

3.3.

Phương hướng và mục tiêu đẩy mạnh công tác xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam hiện nay

97

3.3.1.

Phương hướng xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam

97

3.3.2.

Về xây dựng thị xã văn hóa ở Quảng Nam

101

3.4.

Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam

102

3.4.1.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, thuyết phục, đồng thời thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, nâng cao dân trí

102

3.4.2.

Xây dựng cơ chế điều hành thống nhất, tổ chức thực hiện cụ thể và đề ra được những nội dung tiêu chí phù hợp

104

3.4.3.

Thực hiện lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa. xây dựng, ban hành, thực thi luật pháp cùng các chính sách văn hóa

106

3.4.4.

Phát huy nội lực; đẩy mạnh xã hội hóa; tập trung nguồn lực cho nhiệm vụ xây dựng làng văn hóa

107

3.4.5.

Tiếp tục tìm tòi và áp dụng các nội dung và hình thức hoạt động thích hợp; xây dựng được những mô hình hoạt động mới, phù hợp với đặc thù ở từng làng, từng khu vực ở địa phương

109

3.4.6.

Tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" ở nông thôn Quảng Nam

111

3.5.

Những kiến nghị

112

 

KẾT LUẬN

115

 

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

117

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong chiến lược phát triển của đất nước, vấn đề nông nghiệp - nông thôn - nông dân có vị trí đặc biệt. Các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX của Đảng đều xác định quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước phụ thuộc rất lớn vào quá trình CNH, HĐH nông nghiệp - nông thôn. Giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp - nông thôn và nông dân đã, đang và sẽ là bài toán then chốt tạo tiền đề cơ bản cho chúng ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH. Với khoảng 80% dân số sinh sống trên địa bàn nông thôn, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia hay từng khu vực đều phải đặt nông nghiệp - nông thôn như một khu vực kinh tế - xã hội trọng điểm và giàu tiềm năng, có tính quyết định đối với sự phát triển. Trong bối cảnh này, nếu giải quyết tốt các vấn đề văn hóa ở nông thôn chúng ta sẽ có những tiền đề và điều kiện cơ bản để giải quyết các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa khu vực, bởi phát triển văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương, khu vực và cả nước.

Văn hóa phải được gắn kết với quá trình phát triển kinh tế - xã hội với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hoạt động văn hóa ở nông thôn phải có mục tiêu, nội dung, các biện pháp và bước đi thích hợp để thực sự đóng vai trò là động lực và mục tiêu của sự phát triển nông nghiệp - nông thôn. Đây là những vấn đề có tính chiến lược mà nếu giải quyết tốt sẽ là những cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng cho sự phát triển văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta nói chung và Quảng Nam nói riêng trong giai đoạn sắp tới.

Cuộc vận động xây dựng làng văn hóa của Đảng và Nhà nước ta đã và đang được phát động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Nông thôn là một khu vực bao gồm hai thực thể xã hội cơ bản: làng - xã và các thị tứ, thị trấn; trong đó làng xã là thực thể xã hội cơ bản, tiêu biểu cho xã hội nông thôn, là một khu vực tụ cư của cư dân nông thôn. Trong biến thiên lịch sử, làng - xã và văn hóa làng - xã có một vị trí đặc biệt. Do đó, nói đến nông thôn trước hết là phải nói đến làng - xã, từ làng - xã ta có thể có một bức tranh khá toàn diện về xã hội nông thôn trong quá trình phát triển.

Làng - xã có thể hình dung như một quốc gia thu nhỏ, có đời sống vật chất và tinh thần bền vững. Vì vậy, trong bối cảnh CNH, HĐH đất nước hiện nay, phát huy những giá trị văn hóa làng, kết hợp với những yếu tố hiện đại của cuộc vận động xây dựng làng văn hóa thực chất là quá trình "tiếp biến văn hóa", là quy luật vận động tất yếu của văn hóa đương đại trong việc kế thừa và phát triển truyền thống văn hóa dân tộc.

Xây dựng làng văn hóa là sự kế thừa và phát triển làng - xã Việt Nam trong điều kiện mới phù hợp với sự tiến bộ văn hóa xã hội. Làng là cái nôi văn hóa được ví như tấm gương phản chiếu sinh động nhất truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc: chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết cộng đồng, thuần phong mỹ tục, mối quan hệ xóm giềng, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình...tất cả kết thành tinh hoa văn hóa và bản lĩnh văn hóa Việt Nam không bị đồng hóa bởi các thế lực xâm lược đô hộ. Tinh hoa ấy cần được phát huy mạnh mẽ biến thành động lực tinh thần cho công cuộc xây dựng làng văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở nông thôn, làm nền tảng cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Làng văn hóa chính là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng và phát triển các giá trị đạo đức, tình cảm, lối sống của cộng đồng...Và đây cũng chính là mảnh đất có khả năng tiềm tàng trong việc ngăn chặn và đẩy lùi những hiện tượng văn hóa tiêu cực đã và đang tác động dữ dội đến mọi mặt của đời sống xã hội và gây ra những thay đổi đáng kể trong thang giá trị xã hội ở thời điểm hiện nay.

Mặt trái của kinh tế thị trường đang có nguy cơ phá vỡ những giá trị văn hóa truyền thống. Bản sắc văn hóa dân tộc có những lúc, những nơi bị xâm hại bởi các sức mạnh ghê gớm của nó như: chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng...Kinh tế thị trường phát triển, lũy tre làng không còn là vành đai cát cứ. Nhưng tính cục bộ, địa phương chủ nghĩa, "phép vua thua lệ làng", tệ cường hào ở nông thôn lại trỗi dậy. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự xáo trộn các mối quan hệ trong làng và giữa các làng, làm nảy sinh hàng loạt vấn đề về ý thức đoàn kết cộng đồng, diện mạo văn hóa, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội...

Cơ chế thị trường đang len lỏi vào những miền quê xa xôi nhất và có nguy cơ phá vỡ nét thanh bình của làng - xã xa xưa. "Cây đa, bến nước, sân đình"- hình ảnh tiêu biểu của làng quê đang có dấu hiệu bị biến dạng. Các tệ nạn xã hội đang có cơ hội và điều kiện chuyển dịch về nông thôn. Ma chay, cưới xin vẫn có xu hướng quay lại với tập tục rườm rà, tốn kém, xen lẫn cả mê tín dị đoan...

Chính vì vậy, việc xây dựng làng văn hóa là nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị của văn hóa làng, phát huy tính tích cực của nó. Văn hóa làng vừa là kết quả hoạt động của những con người ở làng, đồng thời là môi trường, động lực làm cho từng thành viên trong cộng đồng làng giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống và tiếp tục tạo ra những giá trị văn hóa tiên tiến. Và, chỉ khi đó làng văn hóa mới thực sự khẳng định vai trò góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội trong cơ chế thị trường, làm động lực phát triển nông thôn ở nước ta hiện nay.

Quảng Nam cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước đã và đang thực hiện chủ trương xây dựng làng văn hóa. Cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam tuy mới được chú trọng từ khi tái lập tỉnh (1997), song đã đóng góp một phần tích cực vào nhiệm vụ chính trị của địa phương, được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình hưởng ứng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã bộc lộ những vướng mắc về lý luận và thực tiễn, chưa tạo ra được những mô hình đảm bảo chắc chắn và phù hợp với từng miền, vùng dân cư, diện của phong trào còn hạn chế... Xác định tầm quan trọng và tính bức thiết hiện nay của cuộc vận động xây dựng làng văn hóa, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu "Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam hiện nay" làm luận văn tốt nghiệp, nhằm nhận diện và phân tích rõ hơn đặc trưng văn hóa làng, đặc sắc văn hóa làng Quảng Nam và công cuộc xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam hiện nay

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Lý luận và thực tiễn xây dựng làng văn hóa không hoàn toàn mới xét ở bình diện cả nước. Nhiều công trình đã được công bố với các cách tiếp cận khác nhau về văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa như: "Văn hóa làng và làng văn hóa" của GS.TS Nguyễn Duy Quý, PGS.TS Thành Duy và PGS Vũ Ngọc Khánh; "Văn hóa làng và sự phát triển" của GS.TS Nguyễn Duy Quý; "Làng xã Việt Nam - một số vấn đề kinh tế - xã hội" của GS. Phan Đại Doãn; "Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay" của Tô Duy Hợp; "Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay" của tập thể tác giả Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; "Mô hình làng văn hóa ở nông thôn hiện nay" của Thu Linh; "Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng" của Tô Duy Hợp; "Tín ngưỡng làng xã" của PGS Vũ Ngọc Khánh; "Nếp cũ - Làng xóm Việt Nam" của Toan Ánh; "Hương ước hồn quê" của Toan Ánh; "Bản sắc văn hóa làng trong xây dựng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ" của TS. Lê Quý Đức...

Ở những công trình trên, các tác giả đã bàn về văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất ở làng xã. Nhiều tác giả đã đề cập đến hội làng, nếp sống, phong tục, tôn giáo, sân khấu dân gian, văn hóa nghệ thuật dân gian... Một số chuyên luận không những có ý kiến nhận xét về di sản của làng xã, về các mặt kinh tế - xã hội, văn hóa; mà còn nêu lên những điểm tích cực và cả những tiêu cực của làng xã trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Tuy nhiên, đối với tỉnh Quảng Nam đây là vấn đề tương đối mới vì cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam mới được phát động vào ngày 12/7/1997 với Chỉ thị 04/CT-TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy. Do vậy, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào mang tính hệ thống dưới dạng một luận văn khoa học giải quyết một cách thỏa đáng các vấn đề giữa lý luận và thực tiễn xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích nghiên cứu: Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, xây dựng làng văn hóa trong xu thế phát triển toàn diện ở nước ta nói chung và ở Quảng Nam nói riêng; đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công cuộc xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam trong bối cảnh CNH, HĐH đất nước.

Nhiệm vụ của luận văn:

- Xác định rõ khái niệm văn hóa lànglàng văn hóa làm cơ sở lý luận chung cho toàn bộ luận văn.

- Khảo sát các làng văn hóa ở Quảng Nam, tiến hành phân loại và rút ra những đặc trưng của văn hóa làng và làng văn hóa Quảng Nam.

- Đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam hiện nay.

4. Giới hạn nghiên cứu của luận văn

Xây dựng làng văn hóa là một nội dung lớn trong sự nghiệp chung của Đảng và Nhà nước ta trong bối cảnh hiện nay, do đó có rất nhiều vấn đề mới cần đi sâu nghiên cứu. Tuy nhiên trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ văn hóa, chúng tôi chỉ tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về văn hóa làng và làng văn hóa (chủ yếu tập trung nghiên cứu làng người Việt - đại diện tiêu biểu nhất của làng Việt Nam); phân tích thực trạng xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam và đề xuất các phương hướng, giải pháp chủ yếu để tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng làng văn hóa và đời sống văn hóa cơ sở ở Quảng Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.

5. Đóng góp của luận văn

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về văn hóa làng và làng văn hóa.

- Phân tích cơ sở lý luận chung về xây dựng làng văn hóa trong thời
kỳ CNH, HĐH.

- Thuyết minh có căn cứ khoa học về sự tiếp nối biện chứng từ di sản văn hóa làng đến việc xây dựng làng văn hóa trong bối cảnh hiện nay.

- Bổ sung một số quan niệm về làng văn hóa và công tác xây dựng làng văn hóa.

- Tiến hành phân loại và rút ra những đặc trưng cơ bản của văn hóa làng và làng văn hóa ở Quảng Nam.

- Đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp có tính khả thi, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam nói riêng và ở nước ta nói chung.

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở...

6. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu là phương pháp điều tra, điền dã, phân tích khảo cứu, phương pháp diễn giải và quy nạp, phương pháp so sánh, đối chiếu... trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn khách quan.

7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có nội dung gồm ba chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về văn hóa làng và làng văn hóa.

Chương 2: Làng và văn hóa làng Quảng Nam.

Chương 3: Thực trạng công tác xây dựng làng văn hóa và phương hướng, giải pháp đẩy mạnh công tác xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam hiện nay.

Tài Liệu Học Tập-1646104950

 

Bình luận