Bài soạn cách thức thiết lập bộ máy hành chính nhà nước để thực thi quyền hành pháp [6 trang]

04-12-2024 00:33 Lượt xem: 1592 Download: 0 6 trang
Bộ máy hành chính nhà nước được thiết lập để thực thi quyền hành pháp, hệ thống các cơ quan nhà nước đứng đầu là Chính phủ và thực hiện quyền hành pháp được gọi là bộ máy hành chính nhà nước. Như vậy, bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan trong bộ máy nhà nước được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật để thực hiện quyền lực nhà nước, có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước. Trong quá trình thực thi quyền lực, các cơ quan hành chính nhà nước được sử dụng quyền lập quy và quyền hành chính theo quy định của pháp luật.

Bản xem trước: Download Bản đầy đủ

Cách thức thiết lập bộ máy hành chính nhà nước để thực thi quyền hành pháp (quyền tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước)

 

1. Khái niệm bộ máy QL nhà nước.

Bộ máy hành chính nhà nước được thiết lập để thực thi quyền hành pháp, hệ thống các cơ quan nhà nước đứng đầu là Chính phủ và thực hiện quyền hành pháp được gọi là bộ máy hành chính nhà nước. Như vậy, bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan trong bộ máy nhà nước được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật để thực hiện quyền lực nhà nước, có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước. Trong quá trình thực thi quyền lực, các cơ quan hành chính nhà nước được sử dụng quyền lập quy và quyền hành chính theo quy định của pháp luật.

2. Cách thức thiết lập bộ máy HCNN đê thực thi quỳên hành pháp.

Bao gồm các quyền như sau.

- Quyền lập quy là quyền ban hành các văn bản pháp quy (còn gọi là văn bản dưới luật) như ban hành Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Bộ trưởng, v.v. để cụ thể hoá luật, thực hiện luật nhằm điều chỉnh những quan hệ kinh tế - xã hội thuộc phạm vi quyền hành pháp. Dưới góc độ pháp luật, có thể xem đây là sự uỷ quyền của lập pháp cho hành pháp để điều hành các hoạt động cụ thể của quyền lực nhà nước.

- Quyền hành chính là quyền tổ chức ra bộ máy cai quản, sắp xếp nhân sự, điều hành công việc quốc gia, sử dụng nguồn tài chính và công sản để thực hiện những chính sách của đất nước. Đó là quyền tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội, đưa pháp luật vào đời sống nhằm giữ gìn trật tự an ninh xã hội, phục vụ lợi ích của công dân, bảo đảm dân sinh và giải quyết các vấn đề xã hội và sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính và công sản để phát triển đất nước một cách có hiệu quả.

Với tư cách là cơ quan hành chính cao nhất, Chính phủ nắm quyền thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nhà nước; quản lý hệ thống bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở trong khuôn khổ hệ thống chính trị hiện hành[1].

3. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước

Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước là những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo làm nền tảng cho cho tổ chức và hoạt động của của bộ máy hành chính nhà nước. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước có tính khách quan khoa học bởi chúng được xây dựng, đúc kết từ thực tế cuộc sống trên cơ sở nghiên cứu sâu sắc các quy luật khách quan, cơ bản của đời sống xã hội; đồng thời các nguyên tắc này cũng chứa đựng các yếu tố chủ quan do chúng được xây dựng nên bởi con người. Tuy nhiên, đó chỉ là sự phản ánh ý chí chủ quan của con người về các quy luật khách quan, chứ thực tế không bao giờ chấp nhận các nguyên tắc thuần túy chủ quan, duy ý chí, hoàn toàn thoát ly thực tế của con người.

Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước có thể được chia thành hai nhóm cơ bản là các nguyên tắc chính trị - xã hội và các nguyên tắc tổ chức - kỹ thuật. Các nguyên tắc chính trị - xã hội bao gồm: nguyên tắc Đảng lãnh đạo quản lý nhà nước; nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc thu hút nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước; nguyên tắc pháp chế; nguyên tắc bình đẳng dân tộc; nguyên tắc kế hoạch hóa. Các nguyên tắc tổ chức - kỹ thuật; nguyên tắc kết hợp quan hệ trực tuyến với chức năng trên cơ sở trực tuyến; nguyên tắc kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng; nguyên tắc phân định chức năng và quyền hạn; nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan và người có thẩm quyền; nguyên tắc trực thuộc hai chiều...

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động của nền hành chính nhà nước, ngoài nguyên tắc chung: Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ có thể nêu lên những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:

- Nguyên tắc dựa vào dân, sát dân, lôi cuốn dân tham gia quản lý, phục vụ lợi ích chung của quốc gia và lợi ích của công dân. Nguyên tắc hoạt động của nền hành chính Nhà nước ta là bảo vệ và phục vụ lợi ích chung của quốc gia và phục vụ lợi ích của công dân một cách mẫn cán, có hiệu lực và hiệu quả.

Bộ máy hành chính nhà nước phải được tổ chức gọn nhẹ, ít tầng, nấc, gần dân nhất để giải quyết mọi công việc hàng ngày của dân một cách nhanh nhất. Mọi hoạt động thuộc hành chính nhà nước đều có mục đích phục vụ dân và phải do dân giám sát.

- Nguyên tắc quản lý bằng pháp luật.

Nền hành chính dân chủ và có hiệu lực phải là một nền hành chính quán triệt sâu sắc và thể hiện đầy đủ nguyên tắc nhà nước pháp quyền. Một nền hành chính như vậy phải thực thi có hiệu lực quyền hành pháp trong khuôn khổ quyền lực nhà nước thống nhất. không phân chia, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan thực hiện các chức năng của quyền lực nhà nước. Khác với thuyết “phân lập ba quyền” của Nhà nước tư sản, Nhà nước Việt Nam có sự phân định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của ba loại cơ quan nhà nước: Quốc hội; Chính phủ; Toà án, Viện kiểm sát , có sự phân công, phối hợp và thống nhất giữa ba cơ quan này trong một tổng thể quyền lực nhà nước thống nhất không phân chia.

- Nguyên tắc tập trung dân chủ.

Xuất phát từ bản chất của một Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa, đặc điểm của một nhà nước đơn nhất và để phù hợp với những nhiệm vụ chính trị của thời đại, nền hành chính nhà nước ta phải bảo đảm tăng cường tính thống nhất, tập trung cao, có quyền lực chính trị cũng như quyền lực kinh tế tập trung vững chắc vào Nhà nước, song song với việc mở rộng tính dân chủ mạnh mẽ cho chính quyền địa phương theo tinh thần vận dụng hợp lý các phương thức tập quyền, phân quyền, tản quyền, uỷ quyền, đồng quản lý... trên cơ sở nguyên tắc cơ bản là tập trung dân chủ. Mọi biểu hiện của tư tưởng phân tán, vô chính phủ, có màu sắc “cát cứ địa phương” hay “phép vua thua lệ làng” hoặc mọi biểuhiện của bệnh tập trung quan liêu đều không được chấp nhận và phải được ngăn chặn kịp thời.

- Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lĩnh vực với quản lý theo lãnh thổ.

Yêu cầu quản lý thống nhất theo ngành và lĩnh vực nhằm bảo đảm sự phát triển thống nhất về các mặt: chiến lược, quy hoạch và phân bố đầu tư; chính sách về tiến bộ khoa học - công nghệ; thể chế hoá các chính sách thành pháp luật; đào tạo và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức khoa học kỹ thuật và công chức lãnh đạo, quản lý, không phân biệt thành phần kinh tế - xã hội, lãnh thổ và cấp quản lý.

Yêu cầu quản lý thống nhất theo lãnh thổ là bảo đảm sự phát triển tổng thể các ngành, các lĩnh vực, các mặt hoạt động chính trị - khoa học - văn hoá - xã hội trên một đơn vị hành chính - lãnh thổ nhằm thực hiện sự quản lý toàn diện của nhà nước và khai thác có hiệu quả tối đa mọi tiềm năng trên lãnh thổ, không phân biệt ngành, thành phần kinh tế - xã hội và cấp quản lý.

Quản lý theo ngành hay lĩnh vực và quản lý theo lãnh thổ phải được kết hợp thống nhất theo luật pháp và dưới sự điều hành thống nhất của một hệ thống hành chính nhà nước thông suốt từ trung ương tới địa phương và cơ sở.

- Nguyên tắc phân biệt và kết hợp sự quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh.

Nhà nước nói chung và bộ máy hành chính nhà nước nói riêng không thực hiện chức năng kinh doanh và không can thiệp vào hoạt động sản xuất - kinh doanh đối với những vấn đề mà theo luật thuộc quyền tự chủ của các đơn vị sản xuất - kinh doanh. Do trình độ phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao, trình độ dân trí ngày càng được mở rộng, do xu hướng quốc tế hoá của nền kinh tế và do chính sách mở cửa của nhà nước ta, các mối quan hệ trong xã hội ngày nay trở nên càng phong phú và phức tạp hơn. Đó là quá trình tất yếu của “xã hội hoá”. Mặt khác, tuy bộ máy hành chính nhà nước không phải là một tổ chức kinh doanh, song để tăng cường hiệu quả và hiệu năng của bộ máy, việc áp dụng và kết hợp đúng mức những nguyên tắc quản lý kinh doanh vào các hoạt động hành chính nhà nước ngày càng trở thành những đòi hỏi bức xúc.

- Nguyên tắc phân biệt hành chính điều hành với hành chính tài phán.

Hệ thống hành chính nhà nước là tổng thể các cơ cấu tổ chức và định chế nhà nước có chức năng thực thi quyền hành pháp, quản lý công việc công hàng ngày của nhà nước. Nó được tạo thành bởi một hệ thống các pháp nhân có quyền lập quy, có thẩm quyền ra những quyết định hành chính và quản lý điều hành, tổ chức, kiểm tra các tổ chức và các hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước và của công dân. Xét nội dung công việc của hành chính nhà nước, cần phân biệt rõ hành chính điều hành và hành chính tài phán.

+ Hành chính điều hành thực hiện chức năng quản lý hàng ngày dựa trên các nghị quyết của Đảng, nghị quyết Quốc hội, có nhiệm vụ và quyền hạn dự đoán tình hình, ra quyết định về các mặt (kế hoạch, chính sách cụ thể, chủ trương, biện pháp...), tổ chức, chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra. Về mặt pháp luật, đó là ra những văn bản dưới luật để thực hiện chức năng quản lý. Về mặt chính trị, là phục tùng và phục vụ chính trị, chấp hành và thực hiện những quyết định mang ý nghĩa chính trị của các cơ quan có thẩm quyền. Trong việc thực hiện chức năng quản lý đó, hành chính điều hành phải thể hiện, giữ gìn, phát huy đầy đủ bản chất của một nhà nước dân chủ và pháp quyền, tôn trọng các quyền con người và quyền công dân đãđược quy định trong pháp luật. Mọi sự vi phạm quyền con người và quyền công dân, dưới dạng văn bản hành chính hay dưới dạng hành động thực tế, trái với pháp luật nói chung và luật hành chính nói riêng đều xem là hành vi hành chính bất hợp pháp.

Pháp luật công (công pháp) nói chung và luật hành chính nói riêng mang tính một chiều, không bình đẳng giữa hai bên: một bên là cơ quan nhà nước hay nhà chức trách nắm công quyền và một bên là công dân - tư nhân, có quyền và nghĩa vụ được ghi trong Hiến pháp và pháp luật, phải tuân thủ pháp luật và chịu sự quản lý của cơ quan hành chính nhà nước. Để bảo đảm tính dân chủ cao của nền hành chính và xét xử kịp thời những vi phạm luật hành chính của các cơ quan, các công chức hành chính đối với công dân, sự ra đời của tài phán hành chính là một tất yếu khách quan.

+ Hành chính tài phán có chức năng giải quyết các khiếu kiện hành chính của công dân đối với các quyết định và hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước theo trật tự tố tụng tư pháp. Hành chính tài phán cần phải đi song song với hành chính điều hành nhưng độc lập với hành chính điều hành.

- Nguyên tắc kết hợp chế độ làm việc tập thể với chế độ một thủ trưởng. Trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước có hai loại cơ quan:

+ Cơ quan thẩm quyền chung: hoạt động theo chế độ tập thể quyết định trong phạm vi thẩm quyền nhất định do pháp luật quy định, ví như Uỷ ban nhân dân các cấp.

+ Cơ quan thẩm quyền riêng: hoạt động theo chế độ một thủ trưởng quyết định. Theo chế độ một thủ trưởng, cá nhân chịu trách nhiệm quyết định những vấn đề thuộc phạm vi quản lý như: Bộ trưởng các bộ, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan hành chính hay đơn vị sự nghiệp công lập, v.v...

Đối với những tổ chức, cơ quan làm việc theo chế độ tập thể phải bảo đảm nguyên tắc lãnh đạo tập thể thực sự, tránh dân chủ và tập thể hình thức. Mặc dầu hoạt động theo chế độ tập thể quyết định, song mỗi cá nhân được phân công vẫn phải chịu trách nhiệm về lĩnh vực được quản lý, đồng thời phải cùng chia sẻ trách nhiệm chung với tập thể, tránh sự lẩn tránh, vô trách nhiệm.

Đối với các cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ một thủ trưởng thì thủ trưởng cơ quan phải biết phát huy sức mạnh tập thể, xây dựng phong cách làm việc dân chủ, tránh chuyên quyền, độc đoán.

Bình luận