SO SÁNH CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM

23-04-2024 19:53 Lượt xem: 787 Download: 251 9 trang
Nền kinh tế - xã hội phong kiến nói chung, của nhà Lê nói riêng đều dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, trong đó tư liệu sản xuất quan trọng nhất là ruộng đất. Để thực hiện mục đích đó, nhà Lê đã sử dụng một bộ phận của pháp luật được quy định trong Quốc triều hình luật để điều chỉnh các quan hệ sở hữu phát sinh trong xã hội, và đó được coi là công cụ đắc lực bảo vệ cơ sở kinh tế và địa vị thống trị của vua chúa, quan lại đối với các giai cấp khác trong các quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông.

Bản xem trước: Download Bản đầy đủ

SO SÁNH CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM

BÀI LÀM

Nền kinh tế - xã hội phong kiến nói chung, của nhà Lê nói riêng đều dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, trong đó tư liệu sản xuất quan trọng nhất là ruộng đất. Để thực hiện mục đích đó, nhà Lê đã sử dụng một bộ phận của pháp luật được quy định trong Quốc triều hình luật để điều chỉnh các quan hệ sở hữu phát sinh trong xã hội, và đó được coi là công cụ đắc lực bảo vệ cơ sở kinh tế và địa vị thống trị của vua chúa, quan lại đối với các giai cấp khác trong các quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông.

1/ Những vấn đề cơ bản của sở hữu.

Pháp luật từ xưa tới nay đều ghi nhận các quyền năng của chủ sở hữu và các hình thức của sở hữu, qua đó thể hiện các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu.Quốc triều hình luật cũng không nằm ngoài sự ghi nhân này.

a/ Chủ sở hữu.

chủ sở hữu là những người có tài sản thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật. Họ có thể là cá nhân, làng xã hay Nhà nước. Để có thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản, trong một số trường hợp Quốc triều hình luật quy định phải có một số điều kiện nhất định.

Đối với vợ chồng không có con, khi một trong hai người chết thì người còn lại chỉ được hưởng một phần di sản thừa kế để sống. Nếu tái giá thì phần tài sản này thuộc về người thờ tự. Nếu vợ chết trước, người chồng đi lấy tái hôn thì không bị mất phần được chia tài sản của người vợ. Như vậy, quy định này xác lập quyền có hay không được xác lập quyền sở hữu phụ thuộc vào giới tính (vợ hay chồng) và địa vị của họ trong gia đình.

b/ Đối tượng sở hữu.

Đối tượng sở hữu trong Quốc triều hình luật bao gồm nhà cửa, lương thực hoa màu, gia súc, hang hóa, thuyền bè, hoa lợi, tiền, vàng bạc, kiệu, xe, quân khí, đất đai, rừng núi, hồ đập và các đồ dùng khác. Trong đó đặc biệt chú trọng đến quyền sở hữu ruộng đất.

c/ Nội dung quyền sở hữu.

* Quyền chiếm hữu: quyền chiếm hữu trong pháp luật thời Lê dược quy định khá rõ. Chủ sở hữu tự mình chiếm hữu tài sản.Pháp luật cho phép họ thực hiện quyền chiếm hữu tài sản thông qua việc họ chuyển quyền này cho người khác bằng cách thiết lập các khế ước dân sự hợp pháp. Đó là các loại khế ước như:khế ước cho thuê trâu, bò, ngựa, ruộng đất, nhà ở,…(các điều 356, 361,603).

Quốc triều hình luật không quy định cụ thể các hình thức chiếm hữu, nhưng tại các điều luật 373, 382, 383, 384, 386 đã quy định về việc chiếm hữu bất hợp pháp và chiếm hữu hợp pháp, đặc biệt là việc quy định về việc bảo vệ cho người chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình.

* Quyền sử dụng: Người có tài sản được phép sử dụng tài sản của mình để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, đồng thời được hưởng lợi tức, hoa lợi phát sinh từ tài sản của mình. Họ có thể tự mình chiếm hữu, sử dụng tài sản của mình, cũng có thể chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản cho người khác thông qua các dạng khế ước dân sự hợp pháp.

* Quyền định đoạt: Chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản của mình bằng cách tiêu dùng hết tài sản, tiêu hủy, phá dỡ,…Tự họ thực hiện quyền định đoạt thông qua quan hệ mua bán, cho vay được thực hiện dưới hình thức văn khế hay hình thức miệng. Tuy nhiên thì Quốc triều hình luật hạn chế quyền định đoạt của chủ sở hữu trong một số trường hợp nhất định: tài sản đang thế chấp thì khoongg được phép bán hoặc ruộng đất khẩu phần theo suất đinh thì không được phép bán, cho, để lại thừa kế vì đất khẩu phần được Nhà nước giao cho quản lý, sử dụng không có quyền định đoạt.

2/ Các hình thức sở hữu.

Bên cạnh hình thức sở hữu cơ bản, trong xã hội còn có các hình thức sở hữu khác như sở hữu nhà nước, sở hữu làng xã, sở hữu dòng họ.

Mỗi chế độ sở hữu có thể tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Các hình thức sở hữu này có vai trò và vị trí khác nhau, có sự chi phối khác nhau đối với đời sống xã hội như thế nào, điều đó còn phụ thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị và bản chất của từng chế độ xã hội.

Pháp luật nói chung và pháp luật về quyền sở hữu dưới triều Lê là công cụ quyền lực chính trị của vua chúa nhằm để duy trì xã hội trong trật tự nhất định, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho vua chúa, quan lại. Pháp luật triều Lê, cụ thể là Bộ quốc triều hình luật ghi nhận hai chế độ sở hữu là chế độ sở hữu công và chế độ sở hữu tư nhân. Đối tượng của sở hữu ở đây chủ yếu là ruộng đất. Tương ứng với nó có ba hình thức sở hữu là hình thức sở hữu Nhà nước, hình thức sở hữu làng xã và hình thức sở hữu tư nhân.

a/ Hình thức sở hữu Nhà nước.

Để củng cố hình thức sở hữu nhà nước, gắn chặt quyền lợi của quan lại và quân sĩ theo nhà Lê, sau khi lên ngôi, nhà Lê đã có chiến lược là phải củng cố triều đại của mình thông qua việc kiểm soát đất đai và thần dân.

Nhà Lê đã khẳng định quyền sở hữu tối cao của mình đối với lãnh thổ quốc gia. Nhà Lê đã nắm trong tay số lớn ruộng đất của đất nước từ các căn cứ sau đây:

- Số ruộng đất công nhà Lê thu được bằng nhiều biện pháp khác nhau (khai khẩn đất hoang, thâu tóm đất bỏ hoang hóa, lập đồn điền,…).

- Sung công hàng loạt điền trang của các quý tộc Hồ, Trần tuyệt tự.

- Số ruộng đất tư của các địa chủ, nhân dân bị chết trong chiến tranh.

- Ruộng đất tư của bọn Việt gian bán nước và của quân xâm lược.

Đối với ruộng đất bỏ hoang hóa đã bị bọn địa chủ, cường hào địa phương chiếm đoạt trong lúc loạn li thì vẫn thuộc về sự chiếm đoạt của giai cấp này.Mặc dù vậy, tổng diện tích đất thuộc sở hữu nhà nước đã chiếm ưu thế. Nhà nước trung ương có điều kiện thi hành chính sách cần thiết, phù hợp với lợi ích của giai cấp mình để giải quyết các vấn đề do lịch sử đặt ra:

- Trước hết nhà nước thực hiện một số nhân nhượng đối với bọn ngụy quan nhẹ tội (cho nộp tiền phạt, miễn tịch thu của cải, ruộng đất,…). Nhà nước đã hạ lệnh khám xét, đo đạc và xếp hạng tịch thu tài sản của những ngụy quan nặng tội, đưa ra sử dụng và thu thuế.

- Trên cơ sở tình hình ruộng đất mới, Nhà nước đã thay thế chế độ điền trang, thái ấp trước kia bằng chế độ ban cấp lộc điền, quân điền.

 

Bình luận