Tiểu luận lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân [27 trang]

21-11-2024 22:55 Lượt xem: 7264 Download: 0 27 trang
Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của HĐND hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế. Chẳng hạn như công tác chuẩn bị cho kỳ họp; kỹ năng giám sát, kỹ năng chất vấn của các đại biểu Hội đồng nhân dân còn nhiều bất cập, công tác tiếp xúc cử tri hiệu quả chưa cao...Chính vì vậy, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân hiện nay vẫn còn một số hạn chế. Để khắc phục tình trạng trên, yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là phải nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân; xuất phát từ những yêu cầu về lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi chọn và nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân Huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp” để làm đề tài viết Tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính.

Bản xem trước: Download Bản đầy đủ

                                                           Tiểu luận lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính                                                                  MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN  

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu

3. Phương pháp nghiên cứu

4. Kết cấu của tiểu luận

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động của HĐND

1.1. Khái niệm HĐND

1.2. Những chủ trương, Nghị quyết của Quốc hội và của tỉnh Đồng Tháp về hoạt động của Hội đồng nhân dân

1.3. Nội dung của hoạt động của HĐND

1.3.1. Trong tổ chức kỳ họp

1.3.2. Trong giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND

1.3.3. Trong hoạt động tiếp xúc cử tri

Chương 2: Thực trạng và những vấn đề đặt ra việc hoạt động của HĐND Huyện Tân Hồng trong thời gian qua

2.1 Đặc điểm tình hình của hoạt động của HĐND Huyện Tân Hồng

2.2. Thực trạng hoạt động của HĐND Huyện Tân Hồng

2.2.1. Hoạt động của HĐND tại kỳ họp

2.2.2. Hoạt động giám sát của HĐND Huyện Tân Hồng trong việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND

2.2.3. Hoạt động tiếp xúc cử tri

2.3. Đánh giá chung về hoạt động của HĐND Huyện Tân Hồng

2.3.1. Những thành tựu, nguyên nhân đạt được từ hoạt động của HĐND Huyện Tân Hồng

2.3.1.1. Thành tựu

2.3.1.2. Nguyên nhân

2.3.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế, tồn tại

2.3.2.2. Nguyên nhân

2.4. Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động của HĐND Huyện Tân Hồng

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND Huyện Tân Hồng trong thời gian tới

3.1. Phương hướng, mục tiêu chung

3.2. Một số giải pháp chủ yếu

3.2.1. Thường trực HĐND cần chủ động hơn trong việc chuẩn bị nội dung, thời gian cho các kỳ họp

3.2.2. Đổi mới hoạt động giám sát

3.2.3. Đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân huyện

3.2.4. Sự tham gia tích cực của các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và các đại biểu

3.2.5. Đổi mới điều hành của Thường trực Hội đồng nhân dân

3.3. Kiến nghị

C. KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

MỞ ĐẦU

          1. Tính cấp thiết của đề tài

          Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực của Nhà nước đều thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua cơ quan đại diện là Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp, trong đó HĐND được xác định là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. HĐND có quyền quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương, đồng thời thực hiện chức năng giám sát đối với toàn bộ hoạt động của các cơ quan cùng cấp khác; giám sát việc thực hiện Nghị quyết của HĐND và hoạt động của các tổ chức, công dân ở địa phương.

Để thực hiện chức năng quyết định và giám sát HĐND hoạt động theo các hình thức như: kỳ họp HĐND, hoạt động giám sát, hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND……. Những hoạt động của HĐND thể hiện vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, cơ quan đại biểu của nhân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở địa phương, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân địa phương.

          Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của HĐND hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế. Chẳng hạn như công tác chuẩn bị cho kỳ họp; kỹ năng giám sát, kỹ năng chất vấn của các đại biểu Hội đồng nhân dân còn nhiều bất cập, công tác tiếp xúc cử tri hiệu quả chưa cao...Chính vì vậy, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân hiện nay vẫn còn một số hạn chế.

           Để khắc phục tình trạng trên, yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là phải nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân; xuất phát từ những yêu cầu  về lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi chọn và nghiên cứu đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân Huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp để làm đề tài viết Tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính.

2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu

          2.1. Mục đích nghiên cứu

          Nhằm làm tốt hơn vai trò người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt nhiệm vụ của cơ quan quyền lực  nhà nước ở địa phương, nhân dân ngày càng đặt niềm tin vào cơ quan đân cử, đảm bảo các nghị quyết của Hội đồng nhân dân ban hành đúng pháp luật và phù hợp với thực tế, đảm bảo tính thống nhất, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.

          2.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu tại Hội đồng nhân dân huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp, trong năm 2016 - 2018

3.  Phương pháp nghiên cứu

Để làm rõ những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu, đề tài đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phân tích tài liệu, nghiên cứu lý luận kết hợp với nghiên cứu thực tiễn, thu thập dữ liệu, phân tích tổng hợp những quy định pháp luật, rút ra những nhận xét khái quát, từ đó đưa ra phương hướng hoàn thiện, những quy định pháp luật về hoạt động của Hội đồng nhân dân.

4. Kết cấu tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung tiểu luận gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động của Hội đồng nhân dân.

Chương 2: Thực trạng và những vấn đề đặt ra về nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới tới

 

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

1.1. Khái niệm HĐND

Tại Điều 113, Hiến pháp năm 2013, quy định:

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

1.2. Những chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật  Nhà nước về công tác giám sát của Hội đồng nhân dân

1.2.1. Những chủ trương, Nghị quyết của Đảng về hoạt động của Hội đồng nhân dân

Nhằm nâng cao trách nhiệm và phát huy hiệu lực hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp, Nghị quyết lần thứ 8, khóa VII của Ban Chấp hành Trung ương năm 1995 đã quy định đối với chính quyền địa phương cần phải nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND và UBND các cấp. Đề cao trách nhiệm và kỷ luật của HĐND, UBND trong việc chấp hành pháp luật và các quyết định của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hành chính cấp trên. Tăng quyền chủ động của HĐND trong việc quyết định các vấn đề mang tính địa phương, quyết định ngân sách trong phạm vi được phân cấp. Quy định nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND và UBND từng cấp.

Hội nghị lần thứ 3 BCHTW khoá VIII (tháng 6/1997) ra Nghị quyết phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, đề ra nhiệm vụ: tiếp tục phát huy tốt hơn và nhiều hơn quyền làm chủ của nhân dân qua các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ nhà nước, nhất là việc giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan và cán bộ công chức nhà nước.

Nghị quyết nhấn mạnh, cần phải nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan dân cử (Quốc hội, HĐND) để các cơ quan này thực sự là cơ quan đại diện của nhân dân và là cơ quan quyền lực của nhà nước trong việc xem xét và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương. Bên cạnh đó cũng cần kiện toàn và củng cố HĐND, UBND các cấp để bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ và thẩm quyền đã được phân cấp. Xây dựng HĐND các cấp có thực quyền để thực hiện đầy đủ vai trò là cơ quan đại diện của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở từng cấp.

1.2.2. Chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động của Hội đồng nhân dân

Hiến pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định:

“ Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước… thông qua Quốc hội, Hội đồng Nhân dân… ” (Điều 6).

Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân bằng việc bầu ra các chức danh trong bộ máy Nhà nước.

“ các cơ quan nhà nước… lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân…” (Điều 8).

Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước đã được Hiến pháp quy định là phải có trách nhiệm lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân thông qua trực tiếp hay gián tiếp.

Luật tổ chức chính quyền địa phương (năm 2015) quy định:

“Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên” (Điều 6)

Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân;

Quy chế này quy định việc tổ chức các kỳ họp, thẩm quyền, trách nhiệm của Thường trực, các ban và đại biểu Hội đồng nhân dân trong hoạt động của Hội đồng nhân dân.

1.3. Nội dung hoạt động của Hội đồng nhân dân 

1.3.1. Kỳ họp Hội đồng nhân dân

Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu của Hội đồng nhân dân để bàn bạc và quyết định. Đó là Hội nghị định kỳ gồm các phiên họp của toàn thể đại biểu Hội đồng nhân dân để bàn bạc và quyết định những vấn đề của địa phương được nêu ra trong chương trình nghị sự.

Kỳ họp Hội đồng nhân dân có thể  có nhiều nội dung làm việc khác nhau. Kỳ họp đầu măm và kỳ họp cuối năm, Hội đồng nhân dân tập trung thảo luận và quyết định kế hoạch và dự toán ngân sách, quyết định chương trình hoạt động của năm, quyết định các vấn đề thiết thực về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,….nghe và thảo luận báo cáo kiểm điểm công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.

Một trong các nội dung kỳ họp của Hội đồng nhân dân là chất vấn và trả lời chất vấn. Chất vấn là một trong những hình thức giám sát của Hội đồng nhân dân. Hoạt động chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân được Hiến pháp năm 2013 quy định và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định rõ từ chủ thể chất vấn, đối tượng chất vấn, hình thức chất vấn, thời gian để chất vấn và trả lời chất vấn. Điều 96, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định: đại biểu có quyền chất vấn Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Kết quả của các kỳ họp là Hội đồng nhân dân thông qua các quyết định của mình dưới hình thức Nghị quyết.

          1.3.2. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân

          Theo quy định Điều 87 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 thì:

          Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình tại kỳ họp Hội đồng nhân dân và trên cơ sở hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân.

          Hội đồng nhân dân quyết định nội dung giám sát theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân trình trên cơ sở các kiến nghị của Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mật trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và ý kiến, kiến nghị của cử tri địa phương.

          Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát thông qua các hoạt động; xem xét báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; xem xét báo cáo của Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thi hành cũng như có dấu hiệu trái với Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết Hội đồng nhân dân cùng cấp; xem xét trả lời chất vấn của Chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân, chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; thành lập Đoàn giám sát về một vấn đề nhất định khi xét thấy cần thiết và xem xét kết quả giám sát kết quả giám sát của Đoàn giám sát

Qua đó cho thấy hoạt động  giám sát của Hội đồng nhân dân được quy định cụ thể trong Luật tổ chức chính quyền địa phương. Sự cụ thể hoá hoạt động giám sát của HĐND trong luật đã cho thấy trong tổ chức và hoạt động của HĐND hiện nay thì giám sát đóng một vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong quá trình HĐND thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Thực hiện tốt chức năng giám sát góp phần bảo đảm cho đường lối chính sách của Đảng, Nghị quyết của HĐND được triển khai nghiêm túc và có hiệu quả. Ngược lại nếu chức năng giám sát không được chú trọng và thực hiện tốt sẽ dẫn đến hiện tượng quan liêu, xa rời quần chúng, hiệu lực thực thi pháp luật không cao, xã hội khó có tính ổn định.

 Thông qua hoạt động giám sát của HĐND, vai trò chủ thể quyền lực Nhà nước của nhân dân được đảm bảo thực hiện, từ đó hướng hoạt động của các cơ quan Nhà nước vào việc phục vụ cho lợi ích của nhân dân. Quốc hội (thông qua Hiến pháp) đã trao cho HĐND các cấp thẩm quyền thay mặt cho nhân dân địa phương quyết định những vấn đề cơ bản, quan trọng ở địa phương. Những quyết định của HĐND được thể hiện dưới hình thức văn bản pháp luật đó là Nghị quyết. Nghị quyết của HĐND thể chế hoá đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương. HĐND có thẩm quyền ban hành Nghị quyết quyết định những vấn đề cơ bản, quan trọng ở địa phương và giám sát việc thực hiện Nghị quyết đó. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng cuả HĐND thể hiện tính quyền lực Nhà nước. Vì thế có thể nói quá trình thực hiện các chức năng của HĐND luôn có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau. Nghị quyết của HĐND muốn được triển khai thực hiện có hiệu quả thì phải chú trọng đến hoạt động giám sát, bởi lẽ chỉ có thông qua giám sát, HĐND mới có căn cứ để hoàn thiện Nghị quyết của mình, kịp thời điều chỉnh những quy định trong Nghị quyết cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Ngược lại việc ban hành Nghị quyết là cơ sở để HĐND các cấp tiến hành hoạt động giám sát của mình.

1.3.3. Hoạt động tiếp xúc cử tri

Theo quy định tại khoản 2, Điều 6, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 thì: “Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Đại biểu Hội đồng nhân dân bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân”.

Điều 94, Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định:

Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghi của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân nơi mình là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN TÂN HỒNG, TỈNH ĐỒNG THÁP, NĂM 2016 - 2018

 

2.1. Đặc điểm tình hình của huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp

Tân Hồng là huyện ở phía bắc tỉnh Đồng Tháp. Huyện có diện tích là 291,5 km2. Dân số ước khoảng 95.300 người, được tách ra từ huyện Hông ngự vào ngày 01 tháng 6 năm 1989.

Phía đông giáp tỉnh Long An, phía tây giáp thị xã Hồng Ngự, phía nam giáp huyện Tam Nông, phía bắc giáp nước Cộng hoà nhân dân Cam-pu-chia.

Tân Hồng là huyện biên giới của tỉnh Đồng Tháp có địa hình khá phức tạp, có vùng cao và vùng thấp chênh lệnh khá lớn từ 1-1,5m, có độ nghiêng từ Tây sang Đông. Kinh tế chủ yếu của Huyện là sản xuất nông nghiệp (cây lúa và chăn nuôi bò, cá…).

          2.2. Thực trạng hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện Tân Hồng, năm 2016 -2018

2.2.1. Hoạt động của HĐND tại kỳ họp

Kỳ họp HĐND là hình thức hoạt động cơ bản, chủ yếu nhất trong hoạt động của HĐND, là nơi các đại biểu HĐND thể hiện rõ nét vai trò, trách nhiệm đối với Nhân dân và cử tri trong việc quyết định các chủ trương, chính sách và thực hiện các hoạt động giám sát nhằm đảm bảo việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền vững mạnh, quyết định các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, ổn định và nâng cao đời sống Nhân dân. Do đó, HĐND huyện Tân Hồng xác định việc nâng cao chất lượng kỳ họp là một nội dung hết sức quan trọng trong yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND các cấp nói chung và HĐND huyện nói riêng.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND huyện Tân Hồng đã tích cực đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng kỳ họp, bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Đã tổ chức thành công 06 kỳ họp, trong đó có kỳ họp thứ nhất, 04 kỳ họp thường lệ và 01 kỳ họp bất thường.

Để chuẩn bị cho kỳ họp, theo nghị quyết về kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ hàng năm, Thường trực HĐND huyện đã sớm chủ động phối hợp với UBND huyện, Ủy ban MTTQVN huyện và các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị liên tịch để thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp và phân công các cơ quan chuẩn bị các báo cáo, đề án, tờ trình và dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp, đồng thời, quy định rõ các mốc thời gian gửi các tài liệu, các Ban của HĐND huyện hoàn thành thẩm tra và gửi tài liệu đến các đại biểu nghiên cứu.

Nhìn chung hoạt động tại kỳ họp của HĐND huyện Tân Hồng thời gian qua cơ bản đã hoàn thành theo nội dung công việc đã đề ra: từ khâu chuẩn bị đến tổ chức hội nghị.

Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động tại kỳ họp của HĐND huyện Tân Hồng thời gian qua vẫn còn những khó khăn, hạn chế như:

- Tại các kỳ họp, do chưa được chỉ đạo, định hướng và có sự chuẩn bị kỹ, đa số các ý kiến đăng ký thảo luận là của các đại biểu hoạt động chuyên trách và một số đại biểu có trách nhiệm, tâm huyết với hoạt động của HĐND. Nhiều đại biểu chưa phát huy vai trò, trách nhiệm của người đại biểu Nhân dân; chưa bám sát thực tiễn và thiếu sự theo dõi, nắm bắt tình hình ở cơ sở; chưa chủ động nghiên cứu các chủ trương, chính sách mới của Đảng, pháp luật của nhà nước; một số đại biểu kinh nghiệm hoạt động còn ít, thiếu mạnh dạn, do đó, việc đăng ký thảo luận có khi còn hạn chế, thiếu chủ động.

- Chương trình kỳ họp chưa dành nhiều thời gian tương xứng để thảo luận ở phiên toàn thể. Công tác chuẩn bị của một số đại biểu chưa kỹ lưỡng, thiếu sự đầu tư nghiên cứu, chưa sát thực tiễn nên thảo luận còn dài, chất lượng chưa cao. Một số ý kiến thảo luận mang tính hình thức, nội dung còn chung chung, chưa sâu sắc, còn mang tính cá nhân, đề cập đến các sự việc nhỏ lẻ tại địa phương mà chưa mang tính tổng thể, bao quát, tác động lớn đến tình hình KT-XH của huyện. Một số giải pháp đề xuất chưa rõ ý, chưa cụ thể để các cấp, các ngành tiếp thu trong quá trình chỉ đạo, điều hành. Đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương tham gia thảo luận nhưng còn nặng về đánh giá tình hình của cơ quan, địa phương mình mà chưa chú trọng giải thích, tranh luận, làm rõ hơn những vấn đề mà đại biểu quan tâm.

- Việc thảo luận theo chuyên đề, theo Tổ đại biểu còn hạn chế, chưa được chú trọng mà chủ yếu là thảo luận tại phiên họp tập thể HĐND, việc tổng hợp ý kiến thảo luận tại Tổ chưa được chú ý.

- Việc nghiên cứu, lựa chọn, tiếp thu của UBND huyện đối với các đề xuất, kiến nghị của đại biểu HĐND huyện để chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện còn chưa được quan tâm, chú trọng, chưa có sự chỉ đạo theo dõi, nắm bắt để tiếp thu ngay tại kỳ họp. Công tác theo dõi, đôn đốc việc tiếp thu kiến nghị, đề xuất của đại biểu còn gặp khó khăn do quy định của nhà nước chưa rõ ràng. Các ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND huyện đề cập đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, phạm vi rộng, nhiều ý kiến khác nhau nên việc theo dõi, tổng hợp các nội dung để đề nghị UBND huyện lựa chọn, tiếp thu còn gặp nhiều khó khăn.

2.2.2. Hoạt động giám sát của HĐND Huyện Tân Hồng trong việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND

Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Đây cũng chính là một trong những vấn đề luôn được Thường trực Hội đồng nhân dân huyện Tân Hồng quan tâm thời gian qua. Qua đó cũng đã đạt được một số kết quả đáng kể như:

            - Tổ chức thực hiện tốt chức năng giám sát theo luật định, cơ bản đã đạt yêu cầu đề ra, các kiến nghị sau giám sát đã được các cơ quan quan tâm tiếp thu và có biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quản lý, điều hành.

            - Hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND và các Ban HĐND từng bước tiếp tục được đẩy mạnh, chất lượng, hiệu lực được nâng lên. Nội dung giám sát đã tập trung vào nhiều vấn đề bức xúc trong cuộc sống, có tác động tích cực đến hoạt động và quyết định những vấn đề quan trọng, góp phần phát triển kinh tế xã hội và giữ gìn trật tự kỷ cương của của địa phương.

Tuy nhiên, từ thực tế của địa phương cho thấy, trong hoạt động giám sát cũng còn một số hạn chế như:

            - Hiệu quả hoạt động giám sát mặc dù đã đạt những kết quả nhất định, nhưng mới đáp ứng ở mức thấp so với yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống, từ nguyện vọng của nhân dân và quy định của hiến pháp, pháp luật.

- Việc tham gia hoạt động giám sát của các đại biểu còn hạn chế, chất lượng một số cuộc giám sát chưa cao. Hoạt động giám sát của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân còn ít hoặc chưa tổ chức được.

- Một số kiến nghị chưa sát, chưa đề ra được các giải pháp khắc phục triệt để. Việc trả lời và giải quyết kết luận giám sát của các cơ quan hữu quan hiệu quả chưa cao, chưa xác định rõ được trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. Hoạt động kiểm tra, đánh giá hậu giám sát, tái giám sát chưa thực hiện được nhiều...

            - Việc xây dựng chương trình, cách thức tổ chức giám sát chưa thật sự khoa học. Một số nội dung giám sát quan trọng như việc giám sát quản lý, sử dụng ngân sách; quản lý vốn và lĩnh vực đầu tư công; công tác cải cách thủ tục hành chính… chưa được tập trung cao. Giám sát việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh chưa làm được nhiều và thường xuyên;

            - Chưa chú trọng theo dõi, đôn đốc đến cùng việc tiếp thu, giải quyết các kiến nghị để đánh giá đúng kết quả, hiệu lực giám sát;

            - Việc lựa chọn phương thức giám sát còn bị động, nhiều cuộc giám sát mới dừng lại ở việc nghe báo cáo, nắm tình hình và chủ yếu dựa vào thông tin do chính các cơ quan chịu sự giám sát cung cấp; sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức liên quan còn chưa hài hòa;.

Nguyên nhân của tình trạng trên phần lớn là do đa số các đại biểu HĐND đều hoạt động kiêm nhiệm, không có nhiều thời gian dành cho công tác đại biểu. Một số đại biểu còn lúng túng trong phương pháp hoạt động, chưa mạnh dạn phát biểu, ngại va chạm, tranh luận…trong hoạt động giám sát và đề xuất các nội dung giám sát với Thường trực HĐND.

          2.2.3. Hoạt động tiếp xúc cử tri

Tiếp xúc cử tri là hoạt động đặc trưng, là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và là một hoạt động mang tính bắt buộc được quy định trong nhiều văn bản pháp luật nước ta. Còn đối với cử tri thì phải có sự chủ động trực tiếp chuẩn bị những kiến nghị đề xuất của mình phản ánh tới đại biểu HĐND. Đại biểu HĐND lắng nghe những ý kiến, kiến nghị phản ánh của cử tri và tổng hợp, tiếp thu có chọn lọc những ý kiến đó, đại biểu chủ động chuẩn bị những nội dung cần tiếp xúc để tiếp xúc với cử tri, cử tri nghe người đại biểu của mình báo cáo. Qua đó thể hiện mối quan hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri. Đồng thời, nó cũng thể hiện rõ quan hệ giám sát giữa người đại biểu HĐND với cử tri, đại biểu HĐND là chiếc cầu nối giữa cử tri với cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, hoạt động tiếp xúc cử tri ở 9/9 xã, thị trấn trên địa bàn huyện được thực hiện nghiêm túc, mọi vấn đề cử tri quan tâm, kiến nghị đều được tổng hợp, phân loại và chuyển tới cấp có thẩm quyền nghiên cứu, giải quyết. Hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu và công tác tiếp xúc cử tri đã đi vào nề nếp, cơ bản đã được thực hiện bảo đảm đúng quy định có chú ý cải tiến nội dung, phương thức tiếp xúc cử tri, mở rộng phạm vi địa bàn, đối tượng tiếp xúc, thu thập được nhiều ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị chính đáng của cử tri để kịp thời chuyển đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết, trả lời cho cử tri.

Đa số đại biểu HĐND huyện đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong việc nắm bắt, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri ở địa bàn ứng cử, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri tại hội nghị tiếp xúc kết hợp với khảo sát thực tế, để nắm chắc tình hình cử tri phản ảnh Thường trực HĐND theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đã tăng cường theo dõi, đôn đốc, giám sát các cơ quan chức năng giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri.

 Đối với cử tri thông qua tiếp xúc của đại biểu đã quan tâm nhiều hơn đến hoạt động này, mong muốn được gặp gỡ để trao đổi, gữi gắm tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của mình với các đại biểu mà mình tín nhiệm bầu ra. Hầu hết công tác tổ chức tiếp xúc cử tri đều đảm bảo an toàn, trật tự, thể hiện sự dân chủ, bình đẳng, công khai và thẳng thắn giữa cử tri với đại biểu.

Địa điểm tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND tỉnh thường được tổ chức tại hội trường UBND các xã, thị trấn; đại biểu HĐND huyện, xã, thị trấn được tổ chức ở địa bàn ấp, khóm, một số xã kết hợp tổ chức tiếp xúc cử tri cho đại biểu HĐND huyện và đại biểu HĐND xã cùng một đợt. số lượng cử tri tham gia mỗi buổi ít nhất 25-30 cử tri , nhiều nhất có khoảng 60 - 70 cử tri bình quân đạt khoảng 50 - 65% so với giấy mời.

Tuy nhiên, hoạt động hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND huyện vẫn còn nhiều hạn chế, số điểm tiếp xúc còn ít, chưa đáp ứng yêu cầu của cử tri, đại biểu HĐND không thể nắm bắt, thu thập hết ý kiến, nguyện vọng của nhân dân. Các cuộc tiếp xúc cử tri thường chỉ được tổ chức trước và sau kỳ họp, tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực chưa được thực hiện.

Công tác tổng hợp, phân loại ý kiến, kiến nghị của cử tri chưa đầy đủ, chưa kịp thời, một số đại biểu chưa thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình, chưa thật sự quan tâm, đầu tư để nâng cao chất lượng, hiệu quả tiếp xúc cử tri, kỹ năng tiếp xúc cử tri của một số đại biểu còn hạn chế. Phương pháp tiếp xúc cử tri chưa có sự linh hoạt, cách thức trình bày báo cáo còn thiếu sinh động, lôi cuốn. Có đại biểu còn thiếu kinh nghiệm, chưa làm chủ được diễn đàn tiếp xúc cử tri, nhất là trong việc xử lý các tình huống phát sinh. Công tác giám sát, đôn đốc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri chưa được quan tâm đúng mức. Việc giải trình, tiếp thu ý kiến của cử tri của một số đại biểu và cơ quan chức năng ở địa phương còn lúng túng, chưa đáp ứng yêu cầu. Bên cạnh đó, một số tổ đại biểu chưa quan tâm tổng hợp thông tin về kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị để thông báo tới cử tri, nên có ý kiến lặp lại nhiều lần…

   2.3. Đánh giá chung về hoạt động của HĐND Huyện Tân Hồng

2.3.1. Những thành tựu, nguyên nhân

2.3.1.1. Thành tựu

Nhìn chung thời gian qua, Hội đồng nhân dân huyện tân Hồng đã phấn đấu làm tròn chức năng đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, thực hiện tốt nhiệm vụ của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Nhân dân ngày càng đặt niềm tin vào cơ quan dân cử.

Hoạt động giám sát, chất vấn của Hội đồng Nhân dân có những ý kiến phản biện xác đáng. Qua đó còn giúp đại biểu HĐND huyện nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm của mình trước cử tri, có thêm thông tin để tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương, chính sách thuộc thẩm quyền của HĐND huyện Thông qua các hoạt động ra nghị quyết, quyết định của HĐND huyện đã giúp UBND, các ngành hoàn thành tốt chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết của HĐND, cũng như chỉ tiêu, nhiệm vụ cấp trên giao.

Việc tổ chức các kỳ họp HĐND tiếp tục được đổi mới, dành nhiều thời gian để các đại biểu thảo luận, thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn; việc đổi mới phương pháp trong điều hành của chủ tọa đã mang lại hiệu quả của kỳ họp. Các nghị quyết của HĐND ban hành thực hiện hiệu quả, được cử tri và nhân dân đánh giá cao; báo cáo thẩm tra của Hội đồng nhân dân có tính phản biện, kiến nghị và đề xuất nhiều ý kiến quan trọng; Qua đó góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

2.3.1.2. Nguyên nhân

Ý thức, tinh thần trách nhiệm của mỗi đại biểu HĐND từng bước được nâng lên.

Những chủ trương, quyết định của HĐND đề ra đúng với quy định của pháp luật, phù hợp với thực tế địa phương nên mang lại hiệu quả cao.

Nhiều vấn đề bức xúc trong nhân dân được quan tâm giải quyết. Chất lượng hiệu quả hoạt động của HĐND luôn được quan tâm thực hiện.

2.3.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế, tồn tại

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng xuất phát từ đặc thù của HĐND cũng như từ nhận thức về vị trí, vai trò của cơ quan dân cử, hoạt động của HĐND huyện Tân Hồng, thời gian qua nhìn chung cũng còn không ít những khó khăn, hạn chế cần khắc phục sớm như: Nội dung, chương trình kỳ họp nhìn chung còn thấp và còn thiếu; thời gian tổ chức kỳ họp thường chỉ một ngày, chủ yếu tập trung thực hiện phần thủ tục và thông qua các nội dung trình kỳ họp, chưa dành nhiều thời gian để đại biểu thảo luận, chất vấn tại kỳ họp.

Công tác tổ chức tiếp xúc cử tri, số lượng cử tri tham dự buổi tiếp xúc nhiều nơi chưa bảo đảm theo yêu cầu. Một bộ phận cán bộ chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND; việc đào tạo, tập huấn của số ít đại biểu HĐND huyện còn hạn chế nên gặp khó khăn khi tham gia hoạt động giám sát, nhất là đối với một số lĩnh vực giám sát đòi hỏi phải có chuyên môn sâu như: Thu chi ngân sách, xây dựng cơ bản…

2.3.2.2. Nguyên nhân

   Có nhiều đại biểu HĐND huyện mới tham gia lần đầu, nên đa phần còn lúng túng trong hoạt động. Các tổ đại biểu HĐND huyện chủ yếu thực hiện công tác tiếp xúc cử tri, chưa thực hiện tốt hoạt động theo quy chế đã đề ra; hoạt động giám sát của tổ còn lúng túng, hầu như chưa triển khai.

Các thành viên các Ban HĐND chủ yếu kiêm nhiệm, ít có thời gian tham gia hoạt động giám sát. Một số đơn vị được giám sát chậm hoặc không gửi Báo cáo (trước cuộc giám sát và sau khi có kết luận của Trưởng Đoàn), thông tin trong báo cáo chưa đầy đủ theo yêu cầu hoặc không chính xác; Một số cơ quan, đơn vị chưa chủ động báo cáo việc thực hiện các kiến nghị, đề xuất của Thường trực, các Ban HĐND sau giám sát, khảo sát; Một số đơn vị có liên quan chưa thực sự quan tâm, phối hợp tham gia hoạt động giám sát của Thường trực, các Ban HĐND khi có yêu cầu.

Nhiều đại biểu HĐND còn hoạt động kiêm nhiệm, điều kiện thu thập và phân tích thông tin của một số đại biểu còn hạn chế; tài liệu ở các kỳ họp còn quá nhiều, đại biểu không có thời gian để nghiên cứu kỹ, từ đó nắm không chắc nội dung vấn đề cần chất vấn, mặt khác còn do nể nang, ngại va chạm không muốn chất vấn; một số đại biều do năng lực, trình độ, khả năng cập nhật thông tin còn hạn chế, nhất là đối với một số đại biểu trẻ, đại biểu mới tham gia HĐND lần đầu, đại biểu kiêm nhiệm...dẫn đến vấn đề chưa được mổ xẻ, xem xét thấu đáo, nên ảnh hưởng đến chất lượng các phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Mặt khác, mặc dù đã có Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ra đời, nhưng vẫn khó thực hiện vì còn nhiều vấn đề chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện. Thậm chí đến nay vẫn chưa có Hướng dẫn xây dựng Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân.

2.4. Những vấn đề đặt ra nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND huyên Tân Hồng

- Hoạt động tại kỳ họp cần được chú trọng nhiều, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu HĐND; Hội nghị chất vấn giữa hai kỳ họp

- Đối với hoạt động giám sát và giám sát chuyên đề, Thường trực, các Ban HĐND trong năm nên lựa chọn một đến hai chuyên đề lớn, có trọng tâm, trọng điểm, có ảnh hưởng sâu rộng và tích cực đến đời sống đa số cử tri, nhân dân; Thường trực HĐND chủ động điều hòa, phối hợp hoạt động với các Ban trong xây dựng kế hoạch khảo sát;

- Việc theo dõi, đôn đốc và giám sát thực hiện kiến nghị, đề xuất của Thường trực, các Ban HĐND qua giám sát, việc thực hiện lời hứa, ghi nhận trong phiên chất vấn của các đại biểu tại kỳ họp cần phải được thực hiện th

Bình luận