Tiểu luận Quyền lực chính trị và đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta [11 trang]

27-04-2024 05:35 Lượt xem: 14304 Download: 0 11 trang
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta năm 1991 đã khẳng định.”Toàn bộ hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và hoàn thiện từng bước nền dân chủ XHCN, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân”. Thực hiện quan điểm trong Cương lĩnh của Đảng , những năm qua trong khi lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm , chúng ta cũng đã từng bước đổi mới hệ thống chính trị. Vai trò lãnh đạo của Đảng , hiệu lực quản lý của Nhà nước , tính tích cực chủ động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội ngày càng được nâng lên, ý thức và quyền làm chủ của nhân dân tham gia vào công việc quản lý Nhà nước ngày càng phát triển và mở rộng. Nhờ vậy nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh, chính trị ổn định,đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện nâng lên.

Bản xem trước: Download Bản đầy đủ

TIỂU LUẬN QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ VÀ ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

A- MỞ ĐẦU

         Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội  của Đảng ta năm 1991 đã khẳng định.”Toàn bộ hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và hoàn thiện từng bước nền dân chủ XHCN, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân”.

        Thực hiện quan điểm trong Cương lĩnh của Đảng , những năm qua trong khi lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm , chúng ta cũng đã từng bước đổi mới hệ thống chính trị. Vai trò lãnh đạo của Đảng , hiệu lực quản lý của Nhà nước , tính tích cực chủ động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội ngày càng được nâng lên , ý thức và quyền làm chủ của nhân dân tham gia vào công việc quản lý Nhà nước ngày càng phát triển và mở rộng. Nhờ vậy nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh, chính trị ổn định,đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện nâng lên.

         Trong khi khẳng định những bước tiến đó,chúng ta cũng thấy rằng so với yêu cầu thực tiễn , sự lãnh đạo của Đảng chưa được nâng cao đúng mức; Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội còn kém năng động, đội ngũ cán bộ đoàn thể vẫn chưa khắc phục được tình trạng” công chức hóa, hành chánh hóa”. Một bộ phận cán bộ có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống “ tự diễn biến”, “ tự chuyển hóa”. Trong khi cả thời cơ lẫn thách thức lớn đang đặt ra trước hệ thống chính tri nước ta những vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Những yếu kém đó dẫn tới vi phạm nghiêm trọng. Chỉ bằng cách tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị mới có thể nâng cao quyền làm chủ của nhân dân, với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

          Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, để đi sâu tìm hiểu vấn đề quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong tiến trình đổi mới hệ thống chính trị và có một những giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo quyền lực chính tri của nhân dân lao động ở nước ta hiện nay, đó là lý do để em chọn đề tài viết bài thu hoạch “ Quyền lực chính trị và đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta ”.    

B- NỘI DUNG

      I- Một số vấn đề  về  Quyền lực chính trị và Hệ thống chính trị.

          1- Quyền lực chính trị.

                 Quyền lực chính trị là quyền lực của một giai cấp hay của liên minh giai cấp, tập đoàn xã hội, (hoặc của nhân dân – trong điều kiện CNXH), nó nói lên khả năng của một giai cấp thực hiện lợi ích của mình.

         Mác – Ăngghen đã chỉ ra rằng: “ Quyền lực chính trị theo nguyên nghĩa của nó , là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp giai cấp khác”.

          Là một bộ phận quyền lực trong xã hội có giai cấp, quyền lực chính trị bao giờ cũng mang tính giai cấp. Nó luôn mang tính thống nhất về cơ bản trong sự biểu hiện ra bên ngoài của mình : Trong quan hệ nội bộ của giai cấp hay liên minh giai cấp, quyền lực chính trị có thể chứa đựng những mâu thuẩn , thậm chí cả những đối kháng. Quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền được tổ chức thành nhà nước . Do vậy xét về bản chất, quyền lực nhà nước là quyền lực của giai cấp thống trị . Nó được thực hiện bằng cả một hệ thống chuyên chính do giai cấp đó lập ra. Cho nên quyền lực nhà nước được thực hiện bằng nhiều công cụ khác nhau.

      Là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị, sự thay đổi căn bản của quyền lực Nhà nước bằng việc chuyển chính quyền Nhà nước từ tay giai cấp này sang giai cấp khác sẽ trực tiếp dẫn tới thay đổi căn bản tính chất chế độ chính trị. Bất kỳ quyền lực Nhà nước nào cũng mang tính chính trị, nhưng không phải mọi quyền lực chính trị điều mang tính Nhà nước.

      2- Hệ thống chính trị.

         Một số quan niệm về hệ thống chính trị .

          Quan niệm thứ nhất: Xem hệ thống chính tri chỉ bao gồm những tổ chức chính trị - xã hội mang bản chất của giai cấp cầm quyền , hoặc là phục vụ cho quyền lực chính trị của giai cấp đó. Với cách hiểu như vậy ,” hệ thống chính trị”, chỉ là cách gọi khác của phạm trù “ hệ thống chuyên chính của giai cấp cầm quyền”. Đó là những phạm trù đồng nhất – xét về ngoại diên và nội hàm của chúng. Hệ thống chính trị trong CNTB chính là hệ thống chuyên chính tư sản. Hệ thống chính trị trong CNXH là hệ thống chuyên chính vô sản.

       Quan niệm thứ hai: Xem hệ thống chính trị là một phạm trù có ngoại diên rộng hơn so với phạm trù hệ thống chuyên chính của giai cấp cầm quyền . Trong hệ thống chính trị, ngoài hệ thống chuyên chính của giai cấp cầm quyền với tư cách là bộ phận cơ bản, quan trọng nhất, quy định bản chất và chức năng cơ bản của toàn bộ hệ thống, còn các tổ chức , các thiết chế chính trị hợp pháp khác.

        Phù hợp với quan điểm này, hệ thống chính trị được hiểu là một phạm trù dung để chỉ chỉnh thể bao gồm Nhà nước, các đảng phái chính trị hợp pháp, những ưu thế cơ bản và vai trò chủ đạo thuộc về các thiết chế của giai cấp cầm quyền để tác động vào các quá trình kinh tế - xã hooijnhawmf cũng cố, duy trì và phát triển chế độ xã hội đương thời. Như vậy ta có thể hiểu:

        - Hệ thống chính trị là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội, bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp, có mục đích và chức năng thực hiện hoặc tham gia thực hiện quyền lực chính trị.

         - Hệ thống chính trị XHCN là một chỉnh thể bao gồm Nhà nước chuyên chính vô sản, Đảng cộng sản cùng các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp, mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố đó nhằm bảo đảm quyền lực của nhân dân.

         - Hệ thống chính trị Việt Nam được xác định bao gồm: Nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể là Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Công đoàn …

        Hiệu quả của việc thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân phụ thuộc vào sự hoàn thiện của các nhân tố nêu trên, phụ thuộc vào tính đúng đắn trong mối quan hệ qua lại giữa các nhân tố đó.  Bởi vậy ,trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc đều khẳng định sự cần thiết phải đổi mới hệ thống chính trị như là một trong những điều kiện cần thiết để đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân.

    3 - Bản chất và đặc điểm của hệ thống chính tri.

        a. Bản chất của hệ thống chính trị:

          Hệ thống chính trị ở nước ta có những bản chất sau :

          Một là, hệ thống chính trị ở nước ta mang bản chất giai cấp công nhân , nghĩa là các tổ chức trong hệ thống chính trị đều đứng vững trên lập trường quan điẻmcủa giai cấp công nhân . Từ đó đã qui định chức năng, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị, đảm bảo quyền làm chủ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

       Hai là, bản chất dân chủ của hệ thống chính trị nước ta thể hiện trước hết là ở chỗ : Quyền lưc thuộc về nhân dân , với việc Nhà nước của nhân dân , do nhân dân và vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng - đội tiên phong của giai cấp công nhân , đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.

        Ba là, bản chất thống nhất không đối kháng của hệ thống chính trị ở nước ta. Bản chất đó dựa trên chế độ công hửu về tư liệu sản xuất chủ yếu, về sự thống nhất giữa những lợi ích căn bản của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc

      b. đặc điểm của hệ thống chính trị :

         Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay có những đặc điểm cơ bản sau:

        Một là, các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta đều lấy chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động. Các quan điểm và nguyên tắc của chủ nghjiax mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh đều được tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta vận dụng, ghi rõ trong hoạt động của từng tổ chức.

         Hai là, Hệ thống chính trị ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.Đảng là một tổ chức trong hệ thống chính  trị nhưng có vai trò lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị. Trong điều kiện cụ thể ở nước ta, do những phẩm chất của mình – Đảng là đại biểu cho ý chí và lợi ích thống nhất của dân tộc ; do truyền thống lịch sử mang lại và do những thành tựu rất to lớn đạt được trong hoạt động thực tiển cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, làm cho Đảng ta trở thành Đảng chính trị duy nhất có khả năng tập hợp quần chúng lao động đông đảo để thực hiện lý tưởng của Đảng , nhân dân tự nguyện đi theo Đảng , thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong thực tế. đây là đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị ở nước ta .

       Ba là, Hệ thống chính trị ở nước ta được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ . Nguyên tắc này được tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta thực hiện

      Bốn là, hệ thống chính trị bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi. Đây là đặc điểm khác biệt căn bản của hệ thống chính trị ở nước ta  với hệ thống chính trị của các nước tư bản chủ ngĩa, thể hiện tính ưu việt của chế độ XHCN , sự thống nhất lợi ích giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động cũng như của cả dân tộc , vì mục tiêu, “ dân giàu, nước mạnh, công bằng , dân chủ, văn minh”. 

     4- Vị trí , vai trò, nhiệm vụ của tổ chức chính trị tronh hệ thống chính trị .

        a. Đảng Cộng sản Việt Nam.

          Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích giai cấp công nhân , nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng là một bộ phận của hệ thống chính trị nhưng là hạt nhân lãnh đạo của toàn bộ hệ thống chính trị. Vai trò lãnh đạo của Đảng thể hiện trên những nội dung chủ yếu sau:

       Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị , đường lối, chiến lược, những quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế– xã hội, đồng thời Đảng là người lãnh đạo tổ chức thực hiện Cương lĩnh, đường lối của Đảng.

       Đảng lãnh đạo xã hội chủ yếu thông qua Nhà nước và đoàn thể quần chúng . Đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng được Nhà nước tiếp nhận , thể chế hóa cụ thể bằng pháp luật và những chủ trương, chính sách, kế hoạch chương trình cụ thể. Vì vậy, Đảng luôn quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước và bộ máy của Nhà nước, đồng thời kiểm tra, việc Nhà nước thực hiện các Nghị quyết của Đảng.

       Đảng lãnh đạo xã hội thông qua thông qua hệ thống tổ chức Đảng các cấp và đội ngũ cán bộ , đảng viên của Đảng. Đảng lãnh đạo công tác cán bộ bằng việc xác định đường lối, chính sách cán bộ, lựa chọn, bố trí, giới thiệu cán bộ có đủ tiêu chuẩn vào các cơ quan lãnh đạo của Nhà nước và  các đoàn thể chính trị - xã hội.

       Ngoài ra , Đảng lãnh đạo bằng phương pháp giáo dục, thuyết phục và nêu gương, làm công tác vận động quần chúng, lãnh đạo thực hiện tốt qui chế dân chủ.

      b. Nhà nước.

        Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị ở nước ta, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Đó chính là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân . Mặt khác, Nhà nước chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân , thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Đảng lãnh đạo Nhà nước thực hiện và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.

       Như vậy, Nhà nước XHCN vừa là ơ quan quyền lực, vừa là bộ máy chính trị, hành chính, vừa là tổ chức quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặc chẽ giưa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

        Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam. Quốc hội do nhân dân trực tiếp bầu ra. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền ra Hiến pháp và Luật pháp ( lập hiến và lập pháp). Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.

      Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

       Với ý nghĩa đó, Quốc hội được gọi là cơ quan lập pháp. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xa hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật , đồng thời coi trọng giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân . Vì vậy, cần tăng cường pháp chế XHCN.

       c. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

          Mặt trận Tổ quốc Việt Nam , các đoàn thể chính trị - xã hội có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước , phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm công dân của các hội viên, đoàn viên, giữ gìn kỷ cương phép nước, thúc đẩy công cuộc đổi mới, thắt chặc mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.

         Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, và các đoàn thể chính trị - xã hội là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng ; phát huy khả năng tham gia bầu cử Quốc hội, và Hội đồng nhân dân ; tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; thực hiện quyền giám sát của nhân dân với cán bộ, công chức và giải quyết những mâu thuẩn trong nội bộ nhân dân.

      Hệ thống chính trị ở nước ta được tổ chức theo hệ thống từ trung ương đến cơ sở. Cơ sở phân cấp theo quản lý hành chính gồm xã, phường, thị trấn. Hệ thống chính trị ở cơ sở bao gồm : Tổ chức cơ sở Đảng; Hội đồng nhân dân;Ủy ban nhân dân; Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp phụ nữ; Hội nông dân; Hội cựu chiến binh; Công đoàn…Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối , chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng để phát triển kinh tế - xã hội tổ chức cuộc sống cho cộng đồng dân cư. Tham gia giám sát, phản biện xã hội và xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh.

     II- Nội dung, Phương hướng cơ bản đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị .

       1- Đổi mới tổ chức và phương thức lãnh đạo của Đảng.

         Để thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới, cần tập trung.

         Một là, nâng cao nhận thức và thực hiện đúng vai trò hạt nhân chính trị và trình độ lãnh đạo của tổ chức Đảng ở các cấp để phát huy tính chủ động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của tổ chức trong hệ thống chính trị, trong việc thực hiện đường lối của Đảng.

        Hai là, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cần nâng cao nhận thức và có quan niệm đúng đắn về sự lãnh đạo toàn diện của Đảng. Trước hết là việc đổi mới, việc ra Nghị quyết và chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết của Đảng. Phát huy dân chủ trong sinh hoạt Đảng, giữ vững đoàn kết thống nhất trong Đảng. Tăng cường công tác kiểm tra , thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ và qui chế làm việc; tăng cường công tác giáo dục rèn luyện nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.

       2- Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước.

         - Phát huy mạnh mẽ vai trò của hệ thống chính quyền Nhà nước trong việc mở rộng và thực hiện dân chủ, hoàn thiện cơ chế dân chủ, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở , cụ thể hóa phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

        - Chăm lo xây dựng, kiện toàn bộ máy của Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, có cơ cấu gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực, trình độ , có tinh thần trách nhiệm cao. Hoạt động của cơ quan Nhà nước phải đặt nhiệm vụ phục vụ nhân dân lên trên hết, giải quyết đúng đắn và nhanh chóng các công việc có liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Giáo dục cán bộ , công chức Nhà nước xây dựng và thực hành phong cách ,” Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “ Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tinh”....

       - Xây dựng cơ chế và biện pháp để kiểm tra, kiểm soát ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lộng quyền , xân phạm đến quyền làm chủ của nhân dân; ngăn chặn và khắc phục tình trạng dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan, đồng thời nghiêm trị những hoạt động gây rối…

         - Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và trong sinh hoạt của bộ máy Nhà nước.

         3 – Đổi mới và kiện toàn các đoàn thể chính trị - xã hội.

            - Nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn xã hội về vị trí , vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức quần chúng.

         - Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội theo hướng mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng nhân dân , đáp ứng yêu cầu và chăm lo cho lợi ích thiết thực chính đáng và hợp pháp của nhân dân.

        - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân tập trung hướng mạnh  về cơ sở . Lãnh đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân , ngăn chặn và chống mọi hành động vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng , đổi mới hình thức tuyên truyền, vận độngnhân dân, , gắn hoạt động của các tổ chức đoàn thể quần chúng trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh té – xã hội, quốc phòng, an ninh..với việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thàn cho nhan dân.   

                                             C- KẾT LUẬN

        Quyền lực chính trị của nhân dân lao động trước hét là quyền có một Nhà nước bảo đảm cho nhân dân lao động là chủ thể của quyền lực chính trị nhằm thực hiện lợi ích khách quan của mình, đồng thời, nó cũng được xem như là một giá trị xã hội mang tính chất nhân văn; nó là thành quả đấu tranh của con người cho sự hoàn thiện của chính bản thân và cho sự tiến bộ xã hội.

         Để quyền lực chính trị trở thành hiện thực, cần có cơ chế thực thi. Cơ chế này bao gồm những nguyên tắc, phương thức tổ chức biện pháp quản lý và hoạt động của các tổ chức chính tri - xã hội nhằm bảo đảm trình tự, mối liên hệ và cách thiết lập mối quan hệ giữa các tổ chức đó trong quá trình đưa các giá trị quyền lực chính trị của nhân dân vào cuộc sống theo quan điểm của chủ thể cầm quyền.

        Ở nước ta, hệ thống chính trị tồn tại với tư cách là cơ chế thực thi quyền lực chính trị của nhân dân. Từ thực tiễn thực thi quyền lực chính trị của nhân dân sau những năm đổi mới cho thấy: Nhờ đổi mới phương thức tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị mà hiệu quả hiện thực hóa các giá trị quyền lực chính trị của nhân dân ngày càng được nâng cao. Hiệu quả đó đã trở thành động lực tích cực trong đổi mới kinh tế, góp phần giữ vững ổn định chính trị- xã hội theo định hướng XHCN. Bên cạnh đó, những thiếu sót do chậm đổi mới cả hệ thống cũng như từng bộ phận hợp thành hệ thống chính trị đã và đang tác động tiêu cực đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tình trạng quan liêu, mệnh lệnh trong hệ thống chính trị, sự tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ các cấp chưa được ngăn chặn kịp thời, đang trở thành lực cản việc thực thi quyền lực chính trị của nhân dân.

       Do vậy, đổi mới hệ thống chính trị, từng bước hoàn thiện dân chủ đại diện, mở rộng dân chủ trực tiếp; giáo dục văn hóa pháp luật cho nhân dân; giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền lực kinh tế với quyền lực chính trị là những giải pháp cơ bản có tính chỉnh thể nhằm nâng cao hiệu quả thực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở nước ta hiện nay.

 

Bình luận