8 câu hỏi + đáp án ôn tập môn hành chính phát triển cao học hành chính

20-04-2024 04:49 Lượt xem: 564 Download: 206 6 trang
8 câu hỏi + đáp án ôn tập môn hành chính phát triển cao học hành chính

Bản xem trước: Download Bản đầy đủ

8 câu hỏi + đáp án ôn tập môn hành chính phát triển cao học hành chính

1. Hãy phân tích một trong số những ưu điểm của hành chính phát triển mà anh chi tâm đắc nhất? Vì sao? Theo anh/chị, mức độ áp dụng của ưu điểm này trong hoàn cảnh cụ thể của cơ quan, nơi anh/chị công tác?

2. So sánh và nhận xét hai cách tiếp cận “chú trọng vào các yếu tố đầu ra” với “chú trọng các vào các yếu tố đầu vào”. Liên hệ thực tế cơ quan nơi anh/chị đang công tác để minh hoạ.

3. Bằng tư duy của hành chính phát triển, hãy phân tích và tìm ra 3 nguyên nhân làm cho bộ máy hành chính nhà nước cồng kềnh, quan liêu và kém hiệu quả?

4. Phân tích ba điểm khác biệt cơ bản giữa hai mô hình lý thuyết “hành chính truyền thống” và “hành chính phát triển”?

5. So sánh và nhận xét hai cách tiếp cận “chú trọng vào hiệu lực” với “chú trọng vào hiệu quả”. Liên hệ thực tế cơ quan nơi anh/chi đang công tác để minh hoạ.

6. Anh/Chị biết gì về chính phủ điện tở? Lợi ích mà chính phñ điện tử đem lại trong mối quan hệ giữa Chinh phủ-Các doanh nghiệp là gì?  Tại sao?

7. Anh chị biết gì về các loại dịch vụ hiện nay của chính phủ điện tử? Theo anh/chị những khó khăn trong việc xây dựng chính phủ điện tử hiện nay ở Việt Nam là gì? Tại sao?

8. Anh/Chị biết gì về chính phủ điện tử?  Theo anh/chị thách thức lớn nhất  trong việc xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam hiện nay là gì? Tại sao?

          Câu 1: Hãy phân tích 1 trong số những ưu điểm của HCPT mà anh chị tâm đắc nhất. Vì sao? Theo anh chị, mức độ áp dụng của ưu điểm này trong hoàn cảnh cụ thể của CQ anh chị đang công tác?

        Mô hình HCTT theo học thuyết của Max Weber mang nặng tính quan liêu và sử dụng quyền lực để cai trị ngày càng tỏ ra không thích hợp với xu thế phát triển XH hiện đại ngày nay khi trình độ phát triển dân trí ngày 1 cao, những đòi hỏi mở rộng dân chủ ngày càng trở nên cấp bách; những thành tựu về KH và công nghệ tin học đã tác động mạnh mẽ đến quá trình quản lý; KTTT ngày càng mở rộng và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã dẫn đến những yêu cầu cấp bách cần phải cải cách nền hành chính, xây dựng 1 nền hành chính hiện đại, hỗ trợ cho sự phát triển của KT – XH từ 1 nền hành chính truyền thống.

So với mô hình HCTT, Mô hình HCPT có các ưu điểm sau:

1- Hiệu quả của hoạt động quản lý

2- Phân quyền

3- Phi quy chế hóa

4- Áp dụng 1 số yếu tố của cơ chế thị trường vào hoạt động quản lý

5- Gắn bó với chính trị, với Chính phủ, nhà nước và nền HCNN

6- XHH, tư nhân hóa 1 phần các hoạt động của nhà nước trên cơ sở thực hiện được các mục tiêu và PL nhà nước (luật công), đặc biệt là các DV công

7- HCC không tách khỏi HC tư và vận dụng nhiều phương pháp quản lý DN vào các thực tiễn hoạt động của mình

8- Xu hướng quốc tế hóa

  Theo tôi, 1 trong những ưu điểm của HCPT mà tôi tâm đắc nhất là HCPT vận dụng 1 số yếu tố của cơ chế thị trường vào hoạt động QL của nền hành chính. So với HCTT xem vai trò của nhà nước là cai trị, nền kinh tế thị trường đặt vấn đề tư duy lại vai trò của nhà nước với tư cách là người phục vụ. CD không còn là người đi cầu xin nhà nước ban cho DV này nọ, mà họ là khách hàng của nhà nước, có quyền yêu cầu, đòi hỏi được phục vụ. Trong bộ máy nhà nước, hệ thống HCNN là bộ máy trực tiếp thực thi quyền hành pháp, là chiếc cầu nối giữa Nhà nước với công dân, trực tiếp thực hiện chức năng quản lý công việc công hàng ngày của nhà nước. Cải cách hành chính cũng chính là cải cách phương thức phục vụ dân, nhằm tôn trọng và đề cao quyền công dân trong 1 XH dân chủ.  Từ mối quan hệ Nhà nước – công dân chuyển sang mối quan hệ thị trường – khách hàng, chất lượng hoạt động quản lý nhà nước đã thay đổi về cơ bản:

  • Phải nghiên cứu, dự đoán xu hướng phát triển của thị trường để có chiến lược quản lý tối ưu
  • Thay đổi thái độ phục vụ: từ ban ơn sang phục vụ
  • Cam kết về chất lượng DV và trách nhiệm thực thi công vụ
  • Đánh giá kết quả hoạt động bằng hiệu quả, lượng hoá, so sánh kết quả/chi phí
  • Huy động sự tham gia của XH vào quá trình xây dựng chính sách
  • Tạo sự cạnh tranh trong đội ngũ công chức; trong nội bộ tổ chức và ngoài XH là động lực thúc đẩy công chức HCNN và CQ HCNN phải  nỗ lực tự hoàn thiện bản thân để có thể phục vụ XH tốt nhất.

Liên hệ thực tế

image002-1646475776

 

Bình luận