Nghiên cứu sách tham khảo “Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh” rút ra các vấn đề liên quan đến hành chính phát triển và chính phủ điện tử.
Nghiên cứu những xu hướng hành chính công thế kỷ XXI và những định hướng vận dụng cải thiện nền hành chính công ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
MỞ ĐẦU
Bước sang thế kỷ XXI, thế giới có nhiều thay đổi, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế, văn hóa, xã hội, đòi hỏi nền hành chính công cũng phải có những thay đổi để thích ứng yêu cầu mới, nhằm xây dựng mô hình hành chính công theo các tiêu chí hiện đại, chủ động, năng động, nhạy bén, thích nghi cao để đáp ứng các yêu cầu quản lý và dịch vụ tối đa trong các điều kiện kinh tế thị truờng phát triển mạnh mẽ và những quan hệ quốc tế ngày càng phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau. Trên thế giới, người ta bắt đầu nghiên cứu một cách nghiêm túc mô hình hành chính hiện đại (hành chính phát triển), tức là: “Mô hình hành chính công theo các tiêu chí hiện đại, chủ động, năng động, nhạy bén, thích nghi cao nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý và dịch vụ tối đa trong các điều kiện kinh tế thị truờng phát triển mạnh mẽ và những quan hệ quốc tế ngày càng phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau”
Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu hành chính công trên thế giới đưa ra những nhận định mới về nền hành chính công hiện đại của thế kỷ XXI, trong số đó nổi bậc là 2 nhà nghiên cứu S-Chicavo-Campo và P.S.A Sundaram với cuốn sách nổi tiếng“Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh”,cuốn sách đã khái quát bối cảnh nền hành chính công XXI, chỉ ra những gốc rễ bản chất của nền hành chính công. Trong đó, có 3 vấn đề: bối cảnh nền hành chính công; vai trò của chính quyền; hành chính công và chế độ công vụ.
Qua nghiên cứu chương I: Hành chính công thế kỷ XXI, nhóm III, chọn vấn đề “Nghiên cứu những xu hướng hành chính công thế kỷ XXI và những định hướng vận dụng cải thiện nền hành chính công ở Việt Nam giai đoạn hiện nay” làm tiểu luận kết thúc môn học Hành chính phát triển và Chính phủ điện tử.
Tiểu luận gồm có các nội dung chủ đạo như sau:
Phần 1: Nghiên cứu hành chính công thế kỷ 21
Phần 2: Những định hướng vận dụng để cải thiện nền hành chính công ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
PHẦN NỘI DUNG
PHẦN 1: NHỮNG NỘI DUNG TRỤ CỘT NỀN HÀNH CHÍNH CÔNG TRONG THẾ KỶ XXI
1. BỐI CẢNH, XU HƯỚNG NỀN HÀNH CHÍNH CÔNG THẾ KỶ XXI
Có thể nói, bước sang thế kỷ XXI, bối cảnh và xu hướng thời đại mới tác động đến mô hình hành chính công truyền thống dẫn đến sự xuất hiện mô hình hành chính phát triển, đó là “Mô hình hành chính công theo các tiêu chí hiện đại, chủ động, năng động, nhạy bén, thích nghi cao nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý và dịch vụ tối đa trong các điều kiện kinh tế thị truờng phát triển mạnh mẽ và những quan hệ quốc tế ngày càng phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau”
Những tiền đề xuất hiện mô hình hành chính hiện đại đó là: sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ đòi hỏi sự điều chỉnh kinh tế và phát triển nền hành chính; sự phát triển nền kinh tế thị trường và toàn cầu hoá kinh tế điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế và do đó ảnh hưởng đến nền hành chính công của mỗi nước trong quá trình hội nhập. Xu hướng dân chủ hoá đời sống xã hội do trình độ dân trí được nâng cao; tình thế chung buộc Nhà nước phải một mặt xã hội hoá, tư nhân hoá, chấp nhận sự tham gia của công chúng vào công việc quản lý nhà nước, đồng thời phải can thiệp ngày càng sâu vào các quá trình kinh tế- xã hội và cải tiến mô hình nền hành chính công và nâng cao chất lượng dịch vụ đối với người dân - những “khách hàng” của nền hành chính…
Có thể khái quát bối cảnh, xu hướng nền hành chính công thế kỷ XXI gồm các nội dung cơ bản sau đây:
1.1. Toàn cầu hoá: một thế giới nhỏ hơn nhưng năng động hơn.
Toàn cầu hoá với cuộc cách mạng về khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã làm thay đổi lớn hành vi của con người, quá trình hợp tác và việc quản lý nhà nước nhiều hơn, cuộc cách mạng công nghiệp đã chuyển đổi xã hội nông nghiệp trước đây. Trên thực tế, các thị trường và việc giao lưu buôn bán xuyên quốc gia, tiếp cận thông tin dễ dàng hơn qua Internet và các phương tiện di động đã khiến thế giới càng trở nên gần gũi hơn. Trong khi đó, hệ thống hành chính công trở nên có vai trò quan trọng trong việc giúp một số nước thu được lợi ích nhiều hơn các nước khác, thậm chí đã có rất nhiều nhà khoa học xã hội tin rằng kinh tế, thương mại và hệ thống chính trị quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc giúp một số nước kiếm được lợi ích nhiều hơn các nước khác. Nền hành chính công ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển có xu hướng đáp ứng theo các cách khác nhau đối với những thách thức do tác động mạnh mẽ của toàn cầu hoá. Tại sao một vài nước có thể thu được nhiều lợi ích hơn các nước khác do toàn cầu hoá? Liệu có phải đó là do vai trò nền hành chính công và quản trị nhà nước? Nếu không phải như vậy thì tại sao và làm thế nào mà hệ thống hành chính phát triển và chuyển đổi đáp ứng khác nhau trước những thách thức để hoạt động hiệu quả hơn, trách nhiệm hơn và minh bạch hơn trong khi vẫn phải tuân theo các giá trị dân chủ trong thời kỳ toàn cầu hoá…
Toàn cầu hoá đã duy trì những thay đổi trong nền hành chính công ở các nước phương Tây cũng như các nước khác và rất dễ so sánh những điểm giống nhau giữa các nước phương Tây và các nước khác về hệ thống hành chính công và quản trị Nhà nước. Tuy nhiên, tác động của toàn cầu hoá đối với hệ thống hành chính của các nước phương Tây và các nước khác không đáng chú ý như việc phản đối các nước phương Tây và các nước phát triển. Như vậy, hệ thống hành chính công ở các nước đang phát triển đã có vai trò tiên phong và phản ứng tích cực tới toàn cầu hoá. Nền hành chính mạnh mẽ dường như có thể giúp các nước thu được nhiều lợi ích hơn từ toàn cầu hoá hơn các nước khác thay vì một thực tế rằng ở các hệ thống xã hội - chính trị đa dạng đã làm hạn chế vai trò tiên phong của hành chính công. Hành chính công của các nước Tây Âu và Bắc Mỹ đã có những cải cách quan trọng theo hướng tinh gọn hệ thống bao gồm nhân sự, ngân sách và một số các tổ chức được tư nhân hoá, thuê khoán, hợp đồng bên ngoài, phi quy chế hoá, tinh giản biên chế và chuyển đổi các chức năng của chính phủ và các dịch vụ và làm cho chúng hiệu quả, hiệu lực, năng suất, trách nhiệm và minh bạch. Những thay đổi này có thể đóng một vai trò quan trọng giúp cho các nước duy trì hệ thống kinh tế, tài chính và thương mại mạnh mẽ.
Tuy nhiên, một vấn đề vẫn tồn tại ở đây là liệu các hệ thống hành chính yếu kém có thể khiến các nước sẽ thu được lợi ích ít hơn do toàn cầu hoá hơn các nước khác do hệ thống hành chính công và quản trị ở các nước đang phát triển, bao gồm các nước châu Á, châu Phi và Nam Mỹ dường như được quyết định từ cấu trúc chính trị và trạng thái không ổn định, một hệ thống kinh tế chưa phát triển, lạc hậu về công nghệ, cơ sở hạ tầng yếu kém và giáo dục kém. Các nước nghèo phải cân nhắc những bất lợi trong thị trường toàn cầu do ít nguồn lực bao gồm nhân lực có kỹ năng và công nghệ. Có một điều thú vị là các nước Đông Á và Đông Âu, còn gọi là các nước đang phát triển nhanh đã thu được nhiều lợi ích từ toàn cầu hoá đã có những nỗ lực tinh giảm bộ máy chính quyền qua những cải cách về tư nhân hoá, phi quy chế hoá, giảm chức năng của Chính phủ, các dịch vụ cũng như áp dụng công nghệ thông tin trong nền hành chính công. Các hệ thống hành chính chuyển đổi của Xinh-ga-po, Đài Loan, Hàn Quốc, Hung-ga-ry, Ba Lan, Bun-ga-ry và Cộng hoà Séc đã có những đóng góp quan trọng để giúp các nước này đạt được lợi ích từ quá trình toàn cầu hoá.
Tóm lại: Toàn cầu hoá là quá trình tất yếu của xã hội ngày nay, nó mang lại nhiều lợi ích to lớn nhưng cũng có nhiều thách thức không kém những lợi ích nó mang lại. Toàn cầu hoá đang tạo nên mối lo ngại về khoảng cách kinh tế rút ngắn có phần nhanh hơn tốc độ thay đổi của hệ thống quản lý quốc tế hoặc các quốc gia cụ thể. Hạn chế khả năng độc lập của chính quyền các quốc gia. Do đó, cần tăng cường tính quản lý khu vực, nhóm quốc gia nhằm hạn chế các thách thức của toàn cầu hoá: làm chậm lại sự chuyển hoá từ bên ngoài của những diễn biến có tính phá hoại tại bất cứ quốc gia nào; ngăn chặn phản ứng thái quá; bảo vệ những nhóm và những quốc gia có khả năng tổn thương trước những tác động xấu của việc điều chỉnh hoặc ngày càng tuột lại phía sau.
1.2. Phi tập trung hoá: áp lực kép lên chính quyền trung ương.
Cũng như toàn cầu hoá, phi tập trung hoá là một xu thế chung trong xã hội hiện đại. Phi tập trung hoá những lĩnh vực mà xã hội có khả năng làm và không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, tập trung hoá cho những lĩnh vực mà chỉ có nhà nước mới có thể làm (hoặc xã hội không ai làm) tạo thành áp lực kép lên chính quyền trung ương . Áp lực phi tập trung là sự phân chia bớt quyền lực, trách nhiệm và chắc chắn là cũng có nhiều thách thức khi không thể quản lý như xưa. Áp lực tập trung hoá là việc quản lý phải chặt chẽ hơn, trách nhiệm đã cụ thể, rõ rang hơn không thể tránh né được trách nhiệm khi sai xót nữa.
1.3. Môi trường chính trị quốc tế
Tình hình chính trị thế giới chuyển từ “đối đầu sang đối thoại”, không còn sự đối đầu trực tiếp về chính trị trên thế giới mà chuyển sang hình thức mới như diễn biến hoà bình. Tuy nhiên, tình hình chính trị thế giới đặc thù trong thế kỷ XXI sẽ là tình hình sắc tộc, tôn giáo và khủng bố.
1.4. Bối cảnh quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước luôn gắn liền với phát triển xã hội. Đặc biệt, các nước đang phát triển thì hiệu quả của quản lý nhà nước là tối quan trọng trong sự phát triển của quốc gia. Trong quản lý nhà nước có 4 nguyên tắc quan trọng đó là: trách nhiệm giải trình, tính minh bạch, tính dự đoán được và sự tham gia. Trong đó, trách nhiệm giải trình là vấn đề then chốt. Trách nhiệm giải trình là khả năng yêu cầu cán bộ, công chức nhà nước phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Theo đó, cơ quan nhà nước; cán bộ, công chức nhà nước, phải có trách nhiệm thực thi công việc được giao đạt kết quả và phải chịu hậu quả khi chưa làm tròn trách nhiệm. Trách nhiệm giải trình là sự rằng buộc đối với lời hứa, hành động của cán bộ, công chức với kết quả công việc đã thực hiện.
1.5. Tham nhũng trong quản lý công
Tham nhũng gây hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển của quốc gia, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quản lý công, mất uy tính của nhà nước, giảm sự an toàn trong đầu tư. Tham nhũng đã, đang và sẽ còn tồn tại trong nhiều thế kỷ nữa, hình thức tham nhũng ngày càng tinh vi hơn, mức độ ngày càng lớn hơn.
1.6. Bối cảnh văn hoá và thiết chế
Văn hoá và thiết chế là hai phạm trù riêng biệt nhưng có mối quan hệ giữ việc xây dựng thiết chế gắn liền với các yếu tố văn hoá là tất yếu cho hiệu quả của vấn đề.
1.7. Vượt qua những mối chia rẽ
Tất cả các sự phân chia, phân biệt đều mang tính tương đối. Không nên kẻ ranh giới quá rạch ròi cho 2 mặt của một sự việc, điều này gây nên khó khăn cho tất cả mọi hoạt động của bối cảnh nền hành chính hiện tại và tương lai. Phải biết linh hoạt kết hợp và sử dụng tinh hoa của các mặt của vấn đề.
2. VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN: can dự trực tiếp hay việc điều chỉnh bằng các quy định của pháp luật
2.1. Chính phủ nên làm gì? Hướng đến những vấn đề cơ bản
Chính phủ hiện đại không nên ôm đồm mọi việc như trước đây nữa. Bất cứ nền kinh tế nào cũng cần sự quản lý của nhà nước, kể cả kinh tế thị trường. Tuy nhiên, sự can thiệp của chính phủ vào tất cả mọi việc là không đúng, không hiệu quả trong quản lý.
Chính phủ phải biết hướng vào các vấn đề cơ bản, làm những việc gì mà chỉ có chính phủ mới làm được, không ai khác có thể làm, và chia sẽ những việc mà các thành phần khác có khả năng tham gia, cuối cùng là giao hẳn những công việc mà xã hội có thể làm cho xã hội làm. Chính phủ chỉ quản lý, điều chỉnh, định hướng các công việc mà xã hội có khả năng làm.
2.2. Chính phủ phải làm điều đó như thế nào?
Làm như thế nào đó là việc của Chính phủ nghiên cứu, cái nào cần can thiệp thì phải biết can thiệp như thế nào, can thiệp đến đâu và ảnh hưởng của việc can thiệp.
2.3. Quy định của chính phủ
Cần tập trung hơn vào việc sử dụng pháp luật điều tiết xã hội, nâng cao tính hiệu lực hiện quả của các quy định pháp luật và nên phi điều tiết các mối quan hệ xã hội mà uy định của chính phủ không cần thiết điều tiết.
- Từ ba chữ cái E đến bốn chữ cái E
Kinh tế(Economy), hiệu lực(efficiency), hiệu quả(Effectiveness) là 3 chữ E cơ bản tồn tại từ lâu, tuy nhiên cần bổ sung them chữ E nữa là công bằng (equity).
3. HÀNH CHÍNH CÔNG VÀ CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ: bức tranh toàn cảnh
3.1. Chính phủ lớn đến mức nào?
Cần thay đổi tư duy Chính phủ lớn như thế nào bằng tư duy ngược lại là chính phủ nên thu hẹp đến đâu là vừa để mang lại hiệu quả cao nhất trong việc quả lý xã hội.
3.2. Bộ máy và tổ chức chính phủ
Bộ máy và tổ chức của chính phủ thì bất cứ quốc gia nào, bất cứ chế độ nào cũng đều phải có và phân chia làm 2 cấp chính là trung ương và địa phương. Nên thu hẹp bộ máy trung ương và mở rộng dần xuống cơ sở theo chiều hình tháp theo cả số lượng và chất lượng về tổ chức bộ máy.
3.3. Quản lý các nguồn lực của chính phủ
Chính phủ nắm trong tay nhiều nguồn lực mà xã hội không có được: ngân sách, tài nguyên,…Tuy nhiên, việc quản lý các nguồn lực còn rất hạn chế, đặc biệt là chính phủ các nước đang phát triển và kém phát triển.
3.4. Mối tương tác giữa người dân và chính quyền
Xã hội công dân ngày càng phát triển, chính quyền phải thay đổi thái độ làm việc. Phải đặt người dân vào vị trí “ông chủ”, “khách hàng” của chính quyền, phải biết lắng nghe và dựa vào các nguồn lực của nhân dân để xây dựng và phát triển đất nước.
3.5. Nâng cao tính liêm chính, khả năng hành chính và dịch vụ hành chính
Đây là một vấn đề cần phải quan tâm triệt để và thường xuyên, phòng chống tham nhũng là công việc khó khăn nhưng buộc phải thực hiện triệt để, vì đây là căn bệnh bên trong của bộ máy chính quyền, nếu không trị tốt sẽ dẫn đến sự hư hại từ trong ra ngoài.
Tăng cường đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, hiện đại hoá nền hành chính, áp dụng khoa học kỹ thuật vào hành chính nhằm nâng cao khả nâng hành chính. Đẩy mạnh cải cách thể chế hành chính, thủ tục hành chính, biến hành chính cổ điển sang hành chính dịch vụ và chuyển dần sang hành chính phục vụ.
PHẦN 2. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CẢI THIỆN NỀN HÀNH CHÍNH CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Cần thay đổi về thể chế của hành chính công, về quản lý nguồn lực con người và về quản lý tài chính công
Còn tiếp
Bình luận