ĐỀ THI VÀ GỢI Ý ĐÁP ÁN CHUYÊN VIÊN CHÍNH mới

28-03-2024 21:53 Lượt xem: 6025 Download: 0 8 trang
TỔNG HỢP ĐỀ THI VÀ GỢI Ý ĐÁP ÁN CHUYÊN VIÊN CHÍNH mới. Theo anh/chị, nhiệm vụ: "Nâng cao chất lượng đào tào, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. trong Kế hoạch cải hành chính nhà .nước ban hành theo Quyết đinh số. 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ có nghĩa như thế nào đối với công cuộc cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam

Bản xem trước: Download Bản đầy đủ

TỔNG HỢP ĐỀ THI VÀ GỢI Ý ĐÁP ÁN CHUYÊN VIÊN CHÍNH mới

Câu 1 (30 điểm): Phân tích làm rõ nội dung hiến định về nhà nước tại Điều 3 Hiến pháp năm 2013: "Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân " :

- Hiến pháp năm 2013 có sự phân biệt giữa "quyền con người " và "quyền công dân". Theo đó, quyền con người được quan niệm là quyền tự nhiên vốn có của con người từ lúc sinh ra; còn quyền công dân, trước hết cũng là quyền con người, nhưng việc thực hiện nó gắn với quốc tịch, tức là gắn với vị trí pháp lý của công dân trong quan hệ với nhà nước, được nhà nước bảo đảm đối với công dân của nước mình.

- Quyền con người, quyền công dân là những quyền mà con người, công dân có toàn quyền định đoạt. Chúng chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong những trường hợp đặc biệt.

- Là sự khẳng định giá trị, vai trò quan trọng của quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đề cao nguyên tắc Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, chủ quyền tối cao thuộc về Nhân dân, đồng thời cũng phản ánh thực tiễn đổi mới toàn diện, hội nhập sâu rộng, tiến bộ và phát triển của đất nước ta, thể hiện nhất quán đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong việc công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

- Là điều kiện để bảo đảm tính hiện thực của quyền con người, quyền công dân, bảo đảm sự cân bằng, minh bạch và lành mạnh giữa các lợi ích trong mối quan hệ giữa Nhà nước với con người, công dân, cá nhân và phù hợp với các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên; hạn chế tối đa bất cứ sự lạm dụng hay tùy tiện nào tước đi hay hạn chế các quyền và tự do vốn có của mọi người bởi các cơ quan nhà nước.

- Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Câu 2 (40 (điểm): Anh/chị hãy giải thích vì sao quyền: "Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao" (Điều 11 Luật Cán bộ công chức năm 2008) lại cần thiết cho cán bộ, công chức thi hành công vụ và cho biết tình hình thực hiện quyền này trên thực tế?

1. Giải thích vì sao quyền: "Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao" (Điều 11 Luật Cán bộ, công chức năm 2008) lại cần thiết cho cán bộ, công chức thi hành công vụ

Luận giải được các nội dung sau:

- Là cơ sở để nắm bắt được chủ trương, cơ chế thực hiện nhiệm vụ

- Là cơ sở để triển khai thực hiện nhiệm vụ đạt được mục tiêu đề ra

- Là cơ sở để phối kết hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ

2. Cho biết tình hình thực hiện quyền này trên thực tế?

- Những kết quả đạt được

- Những hạn chế, bất cập

Câu 3 (30 (kiểm): Theo anh/chị, nhiệm vụ: "Nâng cao chất lượng đào tào, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. trong Kế hoạch cải hành chính nhà .nước giai đoạn 2016 -2020 ban hành theo Quyết đinh số. 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ có nghĩa như thế nào đối với công cuộc cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam. Liên hệ với vị trí công tác mà mình đang đảm nhận, anh/chị hãy đề xuất những biện pháp chủ yếu để thực hiện có kết quả nhiệm vụ trên?

1. Theo NQ 30c và quyết định 225/2016 thì, VN CCHC trên những nội dung: cải cách Thể chế HC, cải cách Thủ tục HC, Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; 5 . Cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính; Như vậy, việc Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, VC được đề ra trong quyết định số 225 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của CCHC đến 2020;

2. Khẳng định yếu tố con người trong bất kỳ tổ chức nào cũng như đội ngũ CBCC, VC trong nền HCNN luôn là nhân tố quan trọng để xây dựng và phát triển tổ chức.

3. Vai trò của đội ngũ CBCC, VC trong CCHC NN:

- Đội ngũ CCBC, VC, là chủ thể tiến hành CCHC đồng thời là đối tượng của công cuộc CCHC NN, là đội ngũ bảo đảm thành công cho công cuộc CCHC này, với phẩm chất và đạo đức công vụ, với năng lực chuyên môn, có tính chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo, trách nhiệm giải trình sẽ góp phần quan trọng cho công cuộc CCHC thành công.

- Đội ngũ CBCC, VC là người tham gia hoạch định chính sách công, thực thi công vụ, phục vụ dân nhằm cung ứng những dịch vụ công tốt nhất với chất lượng cao nhất để phục vụ dân với tiêu chí là dân hài lòng ở mức độ cao.

- Là lực lượng nòng cốt trong xã hội, là những tấm gương trong thực hiện pháp luật, xây dựng thành công NN PQ XHCN VN;

- Là lực lượng đi đầu trong xây dựng văn hóa công sở, văn hóa dân tộc;

- Là lực lượng phổ biến, ảnh hưởng nhiều nhất về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối với mọi người dân;

4. Bối  cảnh và thực trạng đội ngũ CBCC, VC hiện nay

- VN đang tiến hành CCHC và đã đạt được nhiều thành tích, đội ngũ ngày càng chuyên nghiệp, năng động, sang tạo, hoàn thành môi nhiệm vụ mà Đảng, NN trao cho; góp phần thắng lợi xây dựng NN pháp quyền XHCN VN;

- VN đang hội nhập sâu với thế gởi về mọi mặt, nhằm phát triển KT-XH, vì vậy đòi hỏi CCHC hành chính phải sâu rộng. Điều đó có nghĩa, đòi hỏi đội ngũ CBCC, VC phải có số lượng, cơ cấu hợp lý theo vị trí việc làm., đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước. Đề cao trách nhiệm và đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, có kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành và thực thi công vụ của đội ngũ này.

- Tuy nhiên, đội ngũ CBCC, VC hiện nay cũng còn những tồn tại nhất định như Đại hội Đảng lần thứ 12 của Đảng đã chỉ ra:

+ Năng lực xây dựng thể chế, quản lý, điều hành, tổ chức thực thi pháp luật còn yếu. Tổ chức bộ máy ở nhiều cơ quan còn chưa hợp lý, biên chế cán bộ, công chức tăng thêm; chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan chưa đủ rõ, còn chồng chéo. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới của đất nước.

+ Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, huân chương chưa được khắc phục. Chất lượng đào tạo, bồi đường cán bộ thấp. Môi trường làm việc, chính sách cán bộ chưa tạo được động lực để khuyến khích, thu hút, phát huy năng lực, sự cống hiến của cán bộ; chưa cổ vũ ý chí phấn đấu vươn lên, sự gắn bó, tận tụy của cán bộ đối với công việc.

+ Năng lực, phẩm chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức còn bất cập ...

- Như vậy, với mục tiêu, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đi đôi với chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công có một ý nghĩa vô cùng quan trọng.

4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có tầm quan trọng trong CCHC NN; do vậy, mỗi CBCC, VC cần phải:

- Thực hiện đúng pháp luật và các quy định của luật CBCC, Luật VC;

- Luôn tư dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức theo gương chủ tịch Hồ Chí Minh; Đề cao trách nhiệm và đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành và thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

- Không ngừng học hỏi, đào tạo bồi dưỡng và tự đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn thành tốt mọi nghĩa vụ công chức; phấn đấu hoàn thành xuất sắc vị trí việc làm;

- Xây dựng môi trường làm việc tốt, hợp tác giữa các cơ quan, các đồng nghiệp;

- Gần dân, tôn trọng dân, cung ứng dịch vụ công cho dân với chất lượng tốt;

- Tích cực đấu tranh, phòng ngừa tham nhũng, lãng phí.

Liên hệ với vị trí công tác mà mình đang đảm nhận, anh/chị hãy đề xuất những biện pháp chủ yếu để thực hiện có kết quả nhiệm vụ trên

- Liên hệ:

+ Những kết quả đạt được:

+ Những khó khăn hạn chế

- Đề xuất biện pháp:

+ Về đổi mới nội dung đào tạo bồi dưỡng

+ Về đổi mới phương pháp đào tạo bồi dưỡng

+ Về nâng cao năng lực của cơ sở đào tạo bồi dưỡng

Câu 4 (30 điểm): Phân tích làm rõ nội dung hiến định về nhà nước tại khoản 1 Điều 2 Hiến pháp năm 2013: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân"

- Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là một nhà nước được tổ chức và vận hành theo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, lấy pháp luật XHCN làm công cụ để điều hành - quản lý xã hội

- Nhà nước ta là nhà nước của dân, đây chính là điều kiện đầu tiên phải có để đảm bảo cho việc thực hiện nhà nước "do nhân dân và vì nhân dân". Nhân dân đã và đang làm chủ vừa bằng hình thức trực tiếp, vừa bằng hình thức gián tiếp thông qua những đại diện do mình bầu ra. Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Quyền lực nhà nước của nhân dân thống nhất và tập trung. Bằng con đường đó, nhân dân mới thật sự quyết định công việc của đất nước mình vì lợi ích của chính mình.

- Nhà nước do dân thể hiện ở việc khi đưa đường lối, chính sách, pháp luật ... nhà nước phải đảm bảo phải do nhân dân quyết định, nhân dân thực hiện và dân kiểm tra, tức là phải thực hiện phương châm "dân biết, dân làm, dân kiểm tra". Tính nhân dân, tính dân chủ trong quá trình hoạt động xây dựng pháp luật, được thể hiện ở tính quyết định sáng tạo của nhân dân. Nhân dân là chủ thể sáng tạo pháp luật, vừa ủy quyền cho quốc hội lập pháp, vừa tham gia góp ý kiến vào các dự án Luật, đồng thời nhân dân là chủ thể lớn nhất thực hiện pháp luật, phát hiện những điểm vếu của hệ thống pháp luật khi đưa vào cuộc sống

- Nhà nước vì dân: Bản chất của nhà nước ta là nhà nước vì dân thể hiện trước hết mọi chính sách và giải pháp kinh tế - xã hội ... của nhà nước đều phục vụ nhân dân, đảm bảo quyền lợi cho nhân dân. Tính chất nhà nước "vì nhân dân" phải thể hiện rõ trong nội dung pháp luật phải xuất phát từ lợi ích của giai cấp công nhân và đông đảo quần chúng nhân dân lao động

Câu 5 (40 điểm): Anh/chị hiểu thế nào về nghĩa vụ: "Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước" của cán bộ, công chức được qui định tại Điều 8 8 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và cho biết tình hình thực hiện nghĩa vụ này trên thực tế?

1 Làm rõ nội dung chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước" của cán bộ, công chức được qui định tại Điều 8 Luật Cán bộ, công chức năm 2008

- CBCC phải nhận thức đúng về từ tư tưởng chính trị, chấp nhận đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- Bản thân CB, công chức và gia đình phải chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Không để vợ (chồng), con, anh (chị, em) ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để ảnh hưởng xấu đến cơ quan hoặc vi phạm quy chế, vi phạm pháp luật

- CBCC phải giữ gìn đạo đức và lối sống của người đảng viên, thực hiện đúng các quy định về những việc cán bộ, công chức không được làm.

- CBCC phải tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng, kiên định về lập trường, tư tưởng, không dao động trước khó khăn, thử thách và các thế lực thù địch.

- CBCC phải tuân thủ văn bản qui phạm pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao

2. Liên hệ tình hình thực hiện nghĩa vụ này trên thực tế:

- Những kết quả đạt được, lợi ích đem lại từ việc tuân thủ nghĩa vụ trên.

- Những nhược điểm, ảnh hưởng tiêu cực từ việc không tuân thủ hoặc tuân thủ không nghiêm nghĩa vụ nêu trên

- Chỉ ra được lý do tại sao dẫn tới sự thiếu tuân thủ nghĩa vụ trên thực tế

cvc 22-1644116215
cvc 22-1644116215

 

Bình luận