Tài liệu ôn thi cao học hành chính biên soạn mới (110 trang)

22-01-2025 15:48 Lượt xem: 882 Download: 383 110 trang
Tài liệu ôn thi cao học hành chính biên soạn mới phục vụ ôn thi cao học hành chính dễ học, dễ nhớ, biên soạn công phu gồm 26 câu hỏi và đáp án đầy đủ.

Bản xem trước: Download Bản đầy đủ

TÀI LIỆU ÔN THI CAO HỌC HÀNH CHÍNH

Tài liệu biên soạn phục vụ ôn thi cao học hành chính năm 2022 dễ học, dễ nhớ, biên soạn công phu gồm 26 câu hỏi và đáp án đầy đủ.

Câu 1: Làm rõ những điểm chung và khác biệt giữa quản lý Nhà nước với các dạng quản lý xã hội khác để chứng tỏ rằng “quản lý Nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt”

Câu 2: Phân tích khái niệm hành chính công từ các góc độ tiếp cận cơ bản.

Các khái niệm Hành chính công từ các góc độ cơ bản sau đâu:

Câu 3: Phân tích sự khác biệt giữa hành chính công và hành chính tư (có ví dụ minh hoạ).

Câu 4: Những đặc trưng cơ bản của Hành chính công. Liên hệ thực tiễn hoạt động Hành chính công ở Việt Nam để làm rõ những đặc trưng trên.

Câu 5. Nguyên tắc hoạt động của hành chính công được thể hiện trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam như thế nào?

Câu 6: Hành chính công có mối tương quan với các ngành khoa học như thế nào? (Làm rõ tính khoa học liên ngành của hành chính công).

Câu 7: So sánh mô hình hành chính công truyền thống (Mô hình bộ máy Thư lại) với mô hình mới của quản lý công.

Câu 8: Phân biệt các  khái niệm về thể chế tư, thể chế Nhà nước, thể chế hành chính Nhà nước.

Câu 9: Vai trò của Thể chế hành chính Nhà nước có trong hoạt động quản lý Nhà nước. Để thực hiện đúng đượcvai trò đó, có những vấn đề chính gì cần quan tâm hoàn thiện đối với thể chế hành chính Nhà nước ở nước ta hiện nay?

Câu 10. Khi xây dựng thể chế hành chính nhà nước cần phải tính đến những yếutố cơ bản nào? cho các ví dụ minh hoạ.

Câu 11.Trình bày nội dung thể chế hành chính nhà nước về kinh tế và về tài chính-  tiền tệ.

Câu 12. Quản lý hành chính Nhà nước về giáo dục, y tế được dựa trên những cơ sở pháp lý nào?

Câu 13. Chức năng hành chính Nhà nước là gì? Phân loại chức năng hành chính nhà nước.

câu 14: Phân tích các phương pháp thực hiện thẩm quyền hành chính Nhà nước. Liên hệ với thực tiễn q uản lý Nhà nước ở nước ta hiện nay

Câu 15: Phân tích các chức năng để vận hành cơ quan hành chính Nhà nước có hiệu quả. Liên hệ với thực tế hoạt động ở một cơ quan.

Câu 16: Anh (chị) hiểu thế nào về quản lý hành chính nhà nước?

Câu 17: Phân loại quyết định hành chính nhà nước có ý nghĩa như thế nào trong công tác quản lý điều  hành của cơ quan hành chính nhà nước? Hãy trình bày cách phân loại

Câu 18: Để đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả khi ban hành quyết định quản lý hành chính nhà nước cần đáp ứng các yêu cầu gì? Liên hệ thực tiễn để làm rõ vấn đê trên

Câu 19: Phân tích các bước của giai đoạn ban hành và tổ chức thực hiện quyết định trong quy trình ra quyết định theo mô hình hợp lý. Có những khó khăn gì cần quan tâm trong giai đoạn hiện nay?

Câu 20: Hãy phân tích các bước của giai đoạn kiểm tra và tổng kết, đánh giá thực hiện quyết định trong quy trình ra quyết định theo mô hình hợp lý. Liên hệ việc thực hiện giai đoạn  này trong thực tiễn hiện nay?

Câu 21: Kiểm soát đối với hành chính Nhà nước là gì? Sự cần thiết của kiểm soát đối với hành chính Nhà nước

Câu 22: Quốc hội và Hội đồng nhân dân thực hiện quyền kiểm soát đối với hành chính Nhà nước như thế nào?

Câu 23: Đảng và các tổ chức chính trị – xã hội thực hiện quyền kiểm soát đối với hành chính Nhà nước như thế nào?

Câu 24: Toà án nhân dân thực hiện quyền kiểm soát đối với hành chính Nhà nước như thế nào ?

Câu 25. Bộ máy hành chính nhà nước kiểm soát hoạt động của mình như thế nào?

Câu 26. Vai trò của công dân trong việc thực hiện quyền kiểm soát đối với hành chính Nhà nước được thể hiện như thế nào? Hãy đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng khiếu kiện kéo dài hiện nay

image002-1646475776
image002-1646475776

Chương I: Hành chính nhà nước là gì?of chủ thể nào?hoạt động dựa trên cơ sở nào?mục tiêu?

cơ sở khoa học của hcnn?

Bản chất của HCNN?

Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HCNN?

Câu1 : Đặc trưng của hcnn

kn hcnn :

HCNN là hoạt động thực thi quyền hành pháp nhà nước,đó là hd chấp hành và điều hành của hệ thống hcnn theo khuôn khổ PL,nhằm phục vụ nhu cầu hợp pháp của nhân dân,duy trì và ổn định XH.

b) Đặc trưng:

- Nền hcnn gồm các yếu tố cấu thành:

+ Hệ thống thể chế QLXH theo Luật pháp : HP-L-PL-VBPQ của CQNN

+ Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của BMHC các cấp,các ngành từ CP’ Tw đến cq` cơ sở.

+Đội ngũ cán bộ,công chức HCNN: n~ ng` thực thi công vụ

+ Nguồn tài chính cần thiết để các cq hcnn hoạt động và thực thi các mục tiêu QG.

( Bản chất của hcnn) – Để xd 1 nền hc phát triển hiện đại của 1 nn của dân,do dân,vì dân; để có 1 hệ thống t’c và q’l cùa BM NN có hiệu lực,hiệu quả -> phải xác định rõ những đặt tính của nền hc nc ta. N~ đặc trưng này vừa thể hiện bản chất và nét đặc thù của nn vn,đồng thời kết hợp n~ đ2 chung của một nền hc nn pt theo xu hướng chung của thời đại.

c) Với ý nghĩa đó,hcvn có n~ đặc trưng chủ yếu sau :

1. HCNN mang tính chính trị: hcnn tồn tại ngoài mt ctri,nó phục vụ và phục tùng ctri,vì vậy nó mang bản chất ctri.

- nn nói chung,ht hc nói riêng có nhiệm vụ duy trì trật tự chung của xh,bảo vệ quyền lợi của giai cấp cầm quyền,do đó CP’ giữ và sử dụng quyền lực nn,để thực hiện lợi ích của gc thống trị => hcnn k thể thoát ly khỏi ctri,mà hcnn mang bản chất ctri,là hd thực thi nhiệm vụ ctri,phải phục tùng và phục vụ ctri.

- Ở vn,nền hcnn mang đầy đủ bản chất của một nhà nc dân chủ “ của dân,do dân,vì dân” dựa trên nền tảng liên minh công-nông do đcs vn lãnh đạo. Nền hcnn ta phục vụ ctri,do đó đcs vn là hạt nhân ld.

-hcnn tuy lệ thuộc vào ctri,tuy nhiên nó cũng có tính độc lập tương đối nhất định,thể hiện ở tính chuyên môn và kỹ thuật cbcc hcnn vận dụng hệ thống tri thức,khoa học vào việc thực hiện chức năng,nhiệm vụ của mình như : kte học,luật học….

2. Tính pháp quyền

A) – NN pháp quyền ( mọi chủ thể quản lý và đối tượng qly phải tuân thủ pq`) : PL là công cụ tối thượng nn ql xh = pl;chủ thể và đối tượng ql phải tuân thủ pl,đảm bảo q` con người.

* Tại sao hcnn phải có tính pq`?

- Bảo vệ q` tự do,dân chủ của ng` dân

-hcnn là 1 chủ thể ql nn nói chung,nên bộ máy hcnn phải tuân thủ pl

- hcnn đảm bảo tính pháp quyền,nghĩa là để đảm bảo xd 1 nền hc trong sạch,vững mạnh,công =,văn minh.

* Biểu hiện của 1 nền hc mang tính pháp q`:

- Các chủ thể qlhc ql hc phải nắm vững thẩm q`,sử dụng đúng thẩm q` của mình trong thực thi công vụ.

- cq hcnn cấp dưới phải nghiêm minh chấp hành quy định của cq hcnn cấp trên.

-VB pháp quy do chủ thể ql hcnn ban hành và các hoạt động của chủ thể ql hcnn phải đảm bảo q` con người,hướng tới lợi ích chung của con ng`.

- Cán bộ,công chức hcnn luôn quan tâm nâng cao uy tín,đạo đức và năng lực thực thi công vụ.

* Muốn hcnn có tính pq`,phải :

- Xd hệ thống PL đầy đủ

- PL phải thể hiện ý chí của người dân

-PL phải nằm trong ý thức của người dân

- PL phải đc thi hành nghiêm chỉnh

- Xử lý nghiêm minh những hành vi VPPL

B) – NN pq` sinh ra để bảo vệ q` tự do,dân chủ của con ng`,trong nn pq` thì hệ thống LP là tối cao,mọi chủ thế xh phải hd trên cơ sở pl và tuân thủ theo pl.

- Với tư cách là chủ thể ql xh,thì hcnn đương nhiên phải hd trên cơ sở luật,có trách nhiệm thi hành PL.

- Đảm bảo tính pq` của hcnn là 1 trong n~ đk để xd nn chính quy,hiện đại của 1 bộ máy HP có kỷ luật.

- Tính pq`,đòi hỏi các cqhc,cbcc phải nắm vững ql,sd đúng ql,đảm bảo đúng chức năng và thẩm quyền của mình khi thực hiện công vụ.

+ Chú trọng việc nâng cao uy tín về ctri,phẩm chất đạo đức,năng lực trí tuệ

+ Kết hợp chặt chẽ yếu tố thẩm quyền và uy quyền đê nâng cao hiệu lực và hiệu quả của một nền hc phục vụ dân.

3. Tính liên tục,ổn định và thích ứng

A)* Tính liên tục

- Tính kế thừa,tính thường xuyên

- Tránh tình trạng làm việc theo phong trào,theo chiến dịch

* Tính tương đối ổn định

- Ổn định trong tổ chức bộ máy

- Ổn định trong tổ chức nhân sự

-Tránh tình trạng “ tân quan,tân c/s”

* Tính thích ứng

- hcnn phải đáp ứng kịp thời nhu cầu của ng` dân

- hcnn phải thích nghi với xu thế của thời đại,của môi trường để đáp ứng đc nh~ nhiệm vụ kte,ctri,xh. Đánh giá: xóa bỏ đc hàng rào thuế quan ( tr kte)

B)- hcnn là phục vụ xh,công dân.Đây là hành động thường nhật vì mqh xh và hành vi công dân đc PL điều chỉnh diễn ra thường xuyên,liên tục ->hcnn phải có tính liên tục ổn định để không bị gián đoạn trong bất kỳ tình huống nào.

- Tính liên tục ổn định phải gắn liền với môi trường,đời sống kte ,xh luôn biến chuyển k ngừng,do đó hcnn luôn phải thích ứng vs hoàn cảnh thực tế của xh theo từng thời kỳ nhất định,thích nghi vs xu thế của thời đại,đáp ứng n~ nvu kte,ctri trong giai đoạn mới.

4. Tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao ( Tính chuyên nghiệp )

A)- hcnn là 1 nghề có ảnh hưởng lớn đến ds xh

-Chuyên môn hóa là đòi hỏi tất yếu của nền kte thị trường. CBCC phải đi vào chuyên môn hóa mới đáp ứng đc yêu cầu của thời kỳ mới.

- Đối tượng và phạm vi của hcnn rất phức tạp,rất rộng

* Biểu hiện của tính chuyên môn hóa

- hcnn vừa mang tính khoa học,vừa mang tính nghệ thuật

- hcnn phải tuân thủ theo trình tự,kế hoạch,tránh chủ nghĩa kinh nghiệm

Tiêu chí đánh giá cbcc : trình độ,năng lực làm việc,phẩm chất đạo đức

Tiêu chí đánh giá tính chuyên môn hóa: năng lực,trình độ

B) Tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao là yêu cầu đòi hỏi của 1 nền hc pt khoa học,văn minh,hiện đại. Các hd trong nền hcnn có nội dung phức tạp và đa dạng,đòi hỏi các nhà hc phải có kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn sâu rộng.

- CC là n~ ng` thực thi công vụ,trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của họ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công vụ,hơn nữa hcnn là 1 nghề tổng hợp,phức tạp nhất trong các nghề

=>  Trong hoạt động hcnn,tiêu chuẩn về nguồn lực chuyên môn,quản lý của đội ngũ cbcc là n~ tiêu chuẩn hàng đầu,nâng cao năng lực chuyên môn,qly….là 1 trong n~ nd quang trọng trong việc xây dựng nền hc hiện đại.

5. Tính hệ thống,thứ bậc chặt chẽ

A) tại sao:

-Để phân công quyền hạn,kiểm soát lẫn nhau

-Để đảm bảo tính thống nhất trong qly hcnn

* Biểu hiện:

-Hệ thống hcnn là 1 hệ thống dọc

- Hệ thống hcnn có tính thứ bậc chặt chẽ và thông suốt từ TW đến địa phương,mà trong đó cấp dưới phục tùng cấp trên,nhận chỉ thị mệnh lệnh và chịu sự kiểm tra của cấp trên.

- Mỗi cấp,mỗi cơ quan,mỗi cc hoạt động trong phạm vi thẩm quyền đc giao.

- Để tránh biến hệ thống hc thành hệ thống quan liêu ,cứng nhắc; thì mỗi cấp,mỗi cơ quan,phải có sự chủ động sang tạo,linh hoạt để thực hiện Luật pháp và mệnh lệnh của cấp trên.

6. Tính không vụ lợi

- Hcnn không có mục đích tự thân,nó tồn tại là vì xh,nó có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công và lợi ích nhân dân. Do đó nó k đòi hỏi ng` đc phục vụ phải thù lao,k theo đuổi lợi nhuận.

-> đây là điểm khác biệt cơ bản giữa mt hd của cq hcnn với dn.

7. Tính nhân đạo

- Xuất phát từ bản chất NN XHCN VN,tất cả các hd hcnn đều hướng tới mục tiêu phục vụ con người,tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và lấy đó làm xuất phát điểm cho việc xây dựng 1 hệ thống thể chế,cơ chế,chính sách và thủ tục hc,cũng như trong việc thực hiện các hành vi hc.

B) -Việc xây dựng hệ thống Luật,thể chế,quy tắc…đều có xuất phát điểm là tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

- Cơ quan hc và đội ngũ cc không đc quan liêu,hách dịch,cửa quyền khi thi hành công vụ.

-Trong nền kte định hướng XHCN,nền HC phải đảm bảo tính nhân đạo để hạn chế tối đa mặt trái của nền kte,thúc đẩy sự phát triển kte,xh bền vững.

Câu3. Các nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của nền hcnn vn.

c) Ðặc điểm

1. Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước mang tính chất khách quan bởi vì chúng được xây dựng, đúc kết từ thực tế cuộc sống và phản ánh các quy luật phát triển khách quan. Tuy nhiên, các nguyên tắc trên cũng mang yếu tố chủ quan bởi vì chúng được xây dựng bởi con người mà con người dựa trên những nhận thức chủ quan để xây dựng.

2. Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có tính ổn định cao nhưng không phải là nguyên tắc bất di bất dịch. Nó gắn liền với quá trình phát triển của xã hội, tích lũy kinh nghiệm, thành quả của khoa học về quản lý hành chính nhà nước.

3. Tính độc lập tương đối với chính trị. Hệ thống chính trị của nhà nước Việt nam được thực hiện thông qua: các tổ chức chính trị xã hội (Ðảng, Mặt trận tổ quốc...), và bộ máy nhà nước (Lập pháp, hành pháp, tư pháp). Trong hệ thống nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có cả những nguyên tắc riêng, đặc thù trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên giữa hoạt động chính trị và quản lý nhà nước có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ. Các quan điểm chính trị là cơ sở của việc tổ chức hoạt động quản lý hành chính nhà nước và hoạt động quản lý hành chính nhà nước thực hiện tốt không chỉ đòi hỏi được trên pháp luật (luật), mà còn phải thực hiện đúng đắn các quan điểm chính trị (chính sách).

4. Mỗi nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có nội dung riêng, phản ánh những khía cạnh khác nhau của quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, những nguyên tắc này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất. Việc thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ tạo tiền đề cho việc thực hiện có hiệu quả nguyên tắc khác. Vì thế nên các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước luôn thể hiện tính hệ thống, tính thống nhất và đây là một thuộc tính vốn có của chúng

I. Kn:

- Để đạt đc mục tiêu của mình,nn phải đặt ra các nguyên tắc định hướng cho tc và hd ql hcnn nói chung và hcnn nói riêng.

=>Nguyên tắc HCNN là các quy tắc,những tư tưởng chỉ đạo,những tiêu chuẩn hành vi đòi hỏi các chủ thể hcnn phải tuân thủ trong tổ chức và hoạt động hcnn.

* Yêu cầu đối với các nguyên tắc hcnn (4):

- Nguyên tắc hcnn phải phản ánh được các yêu cầu của các quy luật vận động khách quan của xh.

- nt hcnn phải phù hợp vs mục tiêu của hcnn.

-nt hcnn phải phản ánh đúng t/c và các quan hệ hcnn.

-nt hcnn phải đảm bảo tính hệ thống,tính nhất quán và phải đc đảm bảo tuân thủ bằng tính cưỡng chế.

1.Nguyên tắc Đảng lãnh đạo đối với hành chính nhà nước

Các cơ sở của nguyên tắc

-  Cơ sở pháp lý 

 Ðiều 4-Hiến pháp 1992 quy định: “Ðảng cộng sản Việt Nam-đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”. 

Như vậy, bản thân sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội cũng mang tính pháp lý, trở thành nguyên tắc Hiến định. Và do đó, nếu ai phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng cũng có nghĩa là đã vi phạm Hiến pháp và pháp luật.

- Cơ sở lí luận

   (1)   Quan điểm của Các Mác và Ph. Ănghen về Đảng cộng sản – những nguyên lí cơ bản :

        Khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng

  (2)  V.I.Lênin với học thuyết Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân và việc Đảng lãnh đạo xây dựng CNXH

 (3)   Tư tưởng HCM về Đảng cầm quyền

           - Sự nghiệp giành chính quyền là của nhân dân, nhưng nhân dân có Đảng dẫn đường- ĐCSVN là sự kết hợp giữa CN M-L, phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở VN - Đảng cầm quyền phải thực sự là một tổ chức chính trị đại diện cho trí tuệ của cả dân tộc - Cách dùng người…        

- Cơ sở thực tiễn

        Chúng ta có duy nhất một Đảng cầm quyền đó là ĐCSVN, là đội tiên phong của giai cấp công nhân, lãnh đạo Nhà nước và ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, với việc đề ra các đường lối, chủ trương hoạt động. Điều đó được thể hiện thông qua các kì họp, các đại hội.    

      Đảng đã thể hiện sự lãnh đạo của mình đối với Nhà nước trước hết là ở lãnh đạo “tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội”(đẩy mạnh hoạt động lập pháp, tăng cường giám sát tại các kì họp Quốc hội và hoạt động giám sát UBTVQH, đổi mới tổ chức QH ,…

      Thứ 2 là lãnh đạo Chính phủ. Chính phủ hầu hết là ủy viên ban chấp hành TW Đảng.

       Ba là Đảng lãnh đạo các cơ quan Nhà nước ở cấp tỉnh ( tp trực thuộc trung ương), quận, huyện, tp trực thuộc tỉnh, thị xã, xã, phường…

b)  Nội dung nguyên tắc 

ĐCS VN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội,là Đảng cầm quyền,giữ vai trò lãnh đạo toàn dân,toàn diện trên mọi mặt của đời sống xh( ctri,kte xh,an ninh qp,ngoại giao….)

Sự lãnh đạo của Đảng đối với hcnn đc thể hiện trên các nội dung sau :

   *    Đảng đề ra đường lối chủ trương định hướng cho quá trình tổ chức và hoạt động của hành chính nhà nước ;

         Chủ trương đường lối của Đảng phải phù hợp với ý nguyện của nhân dân, của dân tộc, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước.

          Thực tế lịch sử đã chứng minh, sự lãnh đạo của Ðảng là hạt nhân của mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Sự lãnh đạo đó chính là việc định hướng về mặt tư tưởng, xác định đường lối, quan điểm giai cấp, phương châm, chính sách, công tác tổ chức trên lĩnh vực chuyên môn. 
*    Đảng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những người có phẩm chất, năng lực và giới thiệu vào đảm nhận các chức vụ trong bộ máy nhà nước thông qua con đường bầu cử dân chủ;

          Mục đích việc bầu cử trong Đảng để lựa chọn được Đảng viên đủ đức đủ tài được nhân dân tín nhiệm. Bởi vì đức và tài trong mỗi Đảng viên là hạt nhân trong việc ban hành chính sách đường lối chủ trương sát hợp với thực tế: phù hợp với sự vận động và phát triển xã hội. Bởi lẽ “cán bộ là cái gốc của mọi công việc” và “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” ( Hồ Chí Minh ). Vì vậy trong Đảng để thực hiện việc lựa chọn những Đảng viên ưu tú, uy tín, năng lực nhất vào Ban chấp hành. Thông qua bầu cử trực tiếp sẽ góp phần phòng, tránh nguy cơ “chạy chức, chạy quyền” và cơ hội. Nhưng để thực hiện việc bầu cử dân chủ có hiệu quả thì phải xây dựng tiêu chuẩn của các chức danh phải dựa trên nguyên tắc chung là có đức, có tài, uy tín.

          Ngoài ra cần mở rộng quyền đề cử, tự ứng cử và giới thiệu nhiều phương án để lựa chọn, đảm bảo tính yêu cầu về chất lượng, số lượng, cơ cấu, công tâm khách quan trong việc lựa chọn được người thật sự có đức có tài, có ý thức tổ chức kỉ luật, gắn bó mật thiết và tận tụy phục vụ nhân dân.

         Các tổ chức Ðảng đã bồi dưỡng, đào tạo những Ðảng viên ưu tú, có phẩm chất và năng lực gánh vác những công việc trong bộ máy hành chính nhà nước, đưa ra các ý kiến về việc bố trí những cán bộ phụ trách vào những vị trí lãnh đạo của các cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên vấn đề bầu, bổ nhiệm được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, ý kiến của tổ chức Ðảng là cơ sở để cơ quan xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng. 

*      Đảng kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện đường lối chủ trương của Đảng;

        Không phải tất cả mọi việc Đảng làm, mọi chủ trương, đường lối của Đảng đưa ra đều đúng. Do vậy thông qua kiểm tra xác định tính hiệu quả, tính thực tế của các chủ trương chính sách mà Ðảng đề ra từ đó khắc phục khiếm khuyết, phát huy những mặt tích cực trong công tác lãnh đạo. Hơn nữa là nếu chủ trương đưa ra đúng nhưng cơ quan thực hiện chưa chắc đã làm đúng, do vậy mà cần phải kiểm tra. Vd như các chính sách cho xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn ăn tết…

*      Các cán bộ, đảng viên và các tổ chức Đảng gương mẫu trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng.

        Sự lãnh đạo của Ðảng trong quản lý hành chính nhà nước còn được thực hiện thông qua uy tín và vai trò gương mẫu của các tổ chức Ðảng và của từng Ðảng viên. Ðây là cơ sở nâng cao uy tín của Ðảng đối với dân, với cơ quan nhà nước. 

C ) Đánh giá thực tế hiện nay

        Thật sự mà nói hiện nay, trên thực tế Đảng ta đã và rất nỗ lực để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên không có cái gì là toàn vẹn. Càng cố gắng và nỗ lực thực hiện thì càng ngày càng cho thấy nhưng kẽ hở trong việc thực hiện.  Nhất là khi Đảng trở thành Đảng cầm quyền.

-   Nguy cơ sai lầm về đường lối,

-   Chủ nghĩa cá nhân phát triển trầm trọng : bệnh kiêu ngạo, địa phương cục bộ, óc bè phái, óc quân phiệt, quan liêu, óc hẹp hòi; vô kỉ luật, kỷ luật không nghiêm, làm trái phép nước, coi thường pháp luật; ích kỉ, tham nhũng

-   Xa dân và mất dần quần chúng

       Trong điều kiện Đảng cầm quyền, làm sao cho Đảng không rơi vào tình trạng lạm quyền, lấn át Nhà nước, bao biện làm thay các công việc Nhà nước, trái lại phát huy được vai trò quản lý, hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước. Mặt khác, làm sao không hạ thấp, buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Đây là những vấn đề còn khó khăn và phức tạp mà kinh nghiệm của chủ nghĩa xã hội trên thế giới vừa qua chưa đủ để giải quyết, cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về lý luận và thực tiễn về đổi mới hệ thống chính trị, về xây dựng Đảng và xây dựng, hoàn thiện Nhà nước xã hội chủ nghĩa; trong đó, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là một phương hướng rất cơ bản.

         *Trong những năm đổi mới, trên cơ sở đổi mới tư duy và cùng với đổi mới về kinh tế, về hệ thống chính trị, văn hóa - xã hội, phương thức lãnh đạo của Đảng cũng được đổi mới, có những bước tiến, khác xa so với thời kỳ chiến tranh và thời kỳ tập trung bao cấp. Bước tiến về đổi mới phương thức lãnh đạo thể hiện ở chỗ:

- Đảng và các cấp ủy ngày càng coi trọng và quan tâm đến đổi mới phương thức lãnh đạo - một yêu cầu cơ bản và cấp bách của đổi mới, chỉnh đốn Đảng cho phù hợp với tình hình đã thay đổi.

- Đảng ngày càng xác định rõ hơn nội dung của phương thức lãnh đạo và các "kênh", các con đường đổi mới phương thức lãnh đạo.

- Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội được đổi mới theo hướng không ngừng mở rộng dân chủ và công khai; các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng phát huy vai trò tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhân dân và vai trò người phản biện đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Đảng và các tổ chức đảng ngày càng coi trọng và tôn trọng vai trò các cơ quan nhà nước như Quốc hội, Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân các cấp, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp. Vai trò của các tổ chức Nhà nước ngày càng được phát huy, được đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động, tính chủ động, hiệu lực và hiệu quả ngày càng được nâng cao. Ngày càng phân định rõ hơn chức năng của các tổ chức đảng và các cơ quan nhà nước, nhất là ở Trung ương, giảm bớt sự chồng chéo, lấn sân của nhau.

- Đảng đã bố trí cán bộ, đảng viên của mình giữ những cương vị chủ chốt trong bộ máy chính quyền các cấp, nhờ đó, giữ vững được sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng đối với hệ thống chính trị.

- Ngày càng xác định rõ hơn nội dung, phạm vi lãnh đạo, mối quan hệ lãnh đạo của cấp ủy với cơ quan nhà nước, nhất là ở Trung ương. Đã xây dựng được quy chế làm việc của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy các cấp, cũng như xây dựng chương trình công tác của cấp ủy toàn khóa, hằng năm.

- Quá trình xây dựng và ban hành Nghị quyết của Đảng đã được cải tiến (chú ý hơn đến công tác tham mưu, tư vấn, sử dụng chuyên gia, làm thí điểm), việc phổ biến nghị quyết cũng giảm bớt tính hình thức, tăng tính thiết thực, ngắn gọn, gắn với chương trình hành động.

d) Giải pháp khắc phục        

Để tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, cần giải quyết một số vấn đề sau đây:

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Cần nghiên cứu sâu hơn, có hệ thống và toàn diện hơn vấn đề đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xác định rõ mô hình của hệ thống chính trị ở nước ta làm cơ sở cho đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.

- Tiếp tục thực hiện việc kiện toàn tổ chức theo Nghị quyết Trung ương 7, khóa VIII, tiếp tục xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức đảng và tổ chức nhà nước, tránh chồng chéo, lấn sân. Nâng cao vai trò công tác tham mưu của ban đảng các cấp. Cần tiếp tục làm rõ vai trò ban cán sự đảng của bộ, mối quan hệ giữa ban cán sự đảng của bộ và của tổng công ty với Ban Cán sự đảng Chính phủ và Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

- Bổ sung, hoàn thiện hệ thống các quy chế về sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với Quốc hội, Chính phủ, sự lãnh đạo của cấp ủy và tổ chức đảng đối với cơ quan chính quyền cùng cấp. Cần cụ thể hóa và bổ sung một số quy định về quan hệ và lề lối làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư với Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự đảng Chính phủ trong lãnh đạo công tác an ninh, quốc phòng, đối ngoại và tổ chức cán bộ,...

- Cần cụ thể hóa nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ sao cho vừa giữ vững nguyên tắc này vừa bảo đảm quyền hạn và trách nhiệm pháp lý của người đứng đầu các tổ chức chính quyền. Cần có quy chế về trách nhiệm và thẩm quyền của người đứng đầu tổ chức về công tác cán bộ.

- Tăng cường công tác kiểm tra, nâng cao chất lượng và hiệu quả kiểm tra, nhất là kiểm tra thường xuyên để phục vụ cho sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, vi phạm nguyên tắc...

- Tiếp tục mở rộng và phát huy dân chủ, trước hết là dân chủ nội bộ Đảng cho đến dân chủ ngoài xã hội, đẩy mạnh thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở, xây dựng và thực hiện các cơ chế, quy chế dân chủ, mở rộng dân chủ trong bầu cử và hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Có cơ chế nhân dân tham gia giám sát Đảng và chính quyền.

- Tích cực đổi mới phong cách lãnh đạo của các cấp ủy, hoàn thiện quy trình xây dựng, ra nghị quyết và triển khai thực hiện nghị quyết; tăng cường chế độ làm việc có tính khoa học, có quy chế, chương trình, kế hoạch; cán bộ lãnh đạo cần sâu sát quần chúng, cơ sở, coi trọng tổng kết thực tiễn, coi trọng tính thiết thực, hiệu quả, tránh bệnh hình thức, bệnh thành tích trong công tác.

2. Nguyên tắc nhân dân tham gia quản lý hành chính nhà nước

a) Cơ sở pháp lý

Ðiều 2 - Hiến pháp 1992 nêu rõ: Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.

b) Nội dung nguyên tắc

Việc tham gia đông đảo của nhân dân lao động vào quản lý hành chính nhà nước thông qua các hình thức trực tiếp và gián tiếp tương ứng như sau:

1. Tham gia gián tiếp:

* Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước

Các cơ quan trong bộ máy nhà nước là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước, việc nhân dân tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước là hình thức tham gia tích cực, trực tiếp và có hiệu quả nhất trong quản lý hành chính nhà nước. Người lao động nếu đáp ứng các yêu cầu của pháp luật đều có thể tham gia một cách trực tiếp hay gián tiếp vào công việc quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Người lao động có thể tham gia trực tiếp vào cơ quan quyền lực nhà nước với tư cách là thành viên của cơ quan này - họ là những đại biểu được lựa chọn thông qua bầu cử hoặc với tư cách là các viên chức nhà nước trong các cơ quan nhà nước. Khi ở cương vị là thành viên của cơ quan quyền lực nhà nước, người lãnh đạo trực tiếp xem xét và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của từng địa phương trong đó có các vấn đề quản lý hành chính nhà nước. Khi ở cương vị là cán bộ viên chức nhà nước thì người lao động sẽ sử dụng quyền lực nhà nước một cách trực tiếp để thực hiện vai trò người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, có điều kiện biến những ý chí, nguyện vọng của mình thành hiện thực nhằm xây dựng đất nước giàu mạnh.

- Ngoài ra, người lao động có thể tham gia gián tiếp vào hoạt động của các cơ quan nhà nước thông qua việc thực hiện quyền lựa chọn những đại biểu xứng đáng thay mặt mình vào cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương hay địa phương. Ðây là hình thức tham gia rộng rãi nhất của nhân dân vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

* Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội

- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân lao động tham gia tích cực vào hoạt động của các tổ chức xã hội. Các tổ chức xã hội là công cụ đắc lực của nhân dân lao động trong việc thực hiện quyền tham gia vào quản lý hành chính nhà nước. Thông qua các hoạt động của các tổ chức xã hội, vai trò chủ động sáng tạo của nhân dân lao động được phát huy. Ðây là một hình thức hoạt động có ý nghĩa đối với việc bảo đảm dân chủ và mở rộng nền dân chủ ở nước ta.

2. Tham gia trực tiếp

* Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở

- Ðây là hoạt động do chính nhân dân lao động tự thực hiện, các hoạt động này gần gủi và thiết thực đố

Bình luận