Tiểu luận Công tác xóa đói giảm nghèo ở khu vực Tây Nguyên sau 25 năm đổi mới
Phần I: Đặt vấn đề
Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải quan tâm đến rất nhiều nhân tố như an ninh quốc phòng, kinh tế - xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa … Trong đó có vấn đề xóa đói giảm nghèo là một trong những vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm nhất để thúc đẩy đất nước phát triển. Đói nghèo và chống đói nghèo luôn luôn là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, bởi vì giàu gắn liền với sự hưng thịnh của một quốc gia. Nhân loại đã bước qua thế kỷ 21 và đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc trên nhiều lĩnh vực như khoa học công nghệ, phát triển kinh tế, nhưng vẫn phải đối mặt với một thực trạng nhức nhối đó là thực trạng nghèo đói vẫn còn nan giải ở nhiều nước nhất là ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam cũng vậy công tác xóa đói giảm nghèo là một trong những vấn đề mà Đảng, nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Trong năm vừa qua, Chính phủ đã có rất nhiều chương trình, dự án để đầu tư cho vùng sâu vùng xa , vùng đặc biệt khó khăn, nhất là ở khu vực Tây nguyên nơi dân cư đa số là người đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, thiếu thông tin quan trọng về sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. Cho nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây, mặc dù tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn Tây Nguyên đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, nhưng đời sống của cộng đồng dân cư tại chỗ hiện vẫn còn nhiều khó khăn, sự phân cực giàu nghèo giữa các cộng đồng dân cư đang ngày càng rõ nét.
Như vậy công tác xóa đói giảm nghèo là vấn đề có ý nghĩa rất to lớn nhằm ổn định và phát triển kinh tế đất nước. Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi đã chọn đề tài “Công tác xóa đói giảm nghèo ở khu vực Tây Nguyên sau 25 năm đổi mới ”. Với mong muốn tìm hiểu được một phần nào đó về thực trạng đói nghèo ở Tây Nguyên mà đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số để thấy được kết quả đã đạt được và những yếu kém cần khắc phục trong quá trình thực hiên công tác xóa đói giảm nghèo của Đảng và nhà nước ta. Từ đó đề ra những giải pháp để nâng cao hiểu quả của công tác xóa đói giảm nghèo.
Phần II: Kết quả nghiên cứu
2.1 Khái quát chung về địa bạn nghiên cứu
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Tây Nguyên gồm 5 tỉnh với tổng diện tích 54.474 km2, chiếm 16,8% diện tích cả nước.
Tây Nguyên là vùng cao nguyên, giáp với Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia. trong khi Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế.
Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500 m, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800 m, cao nguyên M'Drăk cao khoảng 500 m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao khoảng 500 m, Mơ Nông cao khoảng 800-1000 m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500 m và cao nguyên Di Linh cao khoảng 900-1000 m. Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường Sơn Nam).
Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển Tây Nguyên có đến 2 triệu hecta đất bazan màu mỡ, tức chiếm đến 60% đất bazan cả nước
Khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất.
Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400-500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m (như Đà Lạt) thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm như vùng ôn đới.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
So với các vùng khác trong cả nước, điều kiện kinh tế - xã hội của Tây Nguyên có nhiều khó khăn, như là thiếu lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kém phát triển, sự chung đụng của nhiều sắc dân trong một vùng đất nhỏ và với mức sống còn thấp.
Theo kết quả điều tra dân số 01/04/2009 dân số Tây Nguyên (gồm 05 tỉnh) là 5.107.437 người, như thế so với năm 1976 đã tăng 3,17 lần , chủ yếu lả tăng cơ học. Hiện nay, nếu tính cả những di dân tự do không đăng ký cư trú với cơ quan chính quyền ước lượng dân số Tây Nguyên thực tế vào khoảng 5,5 đến 6 triệu người
Cơ sở vật chất kỹ thuật còn rất thiếu và yếu; khả năng nguồn vốn tại chỗ rất hạn hẹp.
2.2 Thực trạng và nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghèo đói Tây Nguyên
2.2.1 Thực trạng về tình hình nghèo đói ở Tây Nguyên.
Nghèo được hiểu là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn nhu cầu cơ bản của con người mà nhu cầu tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và được xã hội thừa nhận. Trên thực tế, lượng hóa mức độ nghèo thông qua chuẩn nghèo, và chuẩn nghèo thay đổi cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) nước ta ban hành; điều chỉnh tiêu chí hộ nghèo, người nghèo qua từng giai đoạn, và chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 là ở khu vực thành thị, chuẩn hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới 260.000 đồng/người/tháng (hiện là 150.000 đồng). Khu vực nông thôn, hộ có bình quân thu nhập đầu người dưới 200.000 đồng/người/tháng (hiện là 80.000-100.000 đồng) thì được coi là hộ nghèo.
Dẫu rằng hôm nay đời sống đồng bào các dân tộc Tây Nguyên có nơi còn lạc hậu, nhưng sau 25 năm đổi mới thì Tây Nguyên vẫn còn khá nhiều bà con nghèo đói, với mức thu nhập dưới 200 ngàn đồng/tháng là điều cần phải suy nghĩ.
Kết luận của Bộ Chính trị ngày 28/1/2008: “Bộ Chính trị kết luận là toàn vùng Tây Nguyên tỷ lệ hộ nghèo là 63,7% năm 2005, giảm xuống còn 51% năm 2006 theo tiêu chí mới.
Làm việc với lãnh đạo Tỉnh uỷ, ủy ban nhân dân ( UBND ) tỉnh Gia Lai, Bộ trưởng Lê Hồng Anh nêu vấn đề, cả nước chúng ta hiện còn khoảng 14 triệu dân nghèo (thu nhập dưới 200 ngàn đồng/tháng), trong đó riêng Gia Lai đã chiếm tới hơn 220 ngàn hộ (chiếm 22,17%/1,2 triệu dân của tỉnh) là điều đáng buồn.
Năm 2007, Gia Lai đã gia nhập Câu lạc bộ 1.000 tỷ, thu ngân sách trên 1.300 tỷ đồng, tăng trưởng 13,6%, nhiều doanh nghiệp đăng ký và triển khai đầu tư vào Gia Lai với tổng vốn trên 8,6 ngàn tỷ đồng, nhưng người dân không được hưởng lợi bao nhiêu trong sự phát triển tại các dự án đầu tư ấy.
Còn tại tỉnh Kon Tum hiện còn 26,5% hộ đói nghèo. Bộ trưởng Lê Hồng Anh yêu cầu chính quyền địa phương cần phải lấy thế mạnh về đất đai, thổ nhưỡng ở địa phương để giúp người dân nghèo cách sản xuất, xoá nghèo. Thế mạnh của Kon Tum như cây mì (sắn), mía, rừng trồng, hoa màu các loại và thuỷ điện... Những năm qua các mặt hàng nông sản đều được giá nhưng vì sao người dân ở địa phương vẫn không thoát nghèo.
Tỉnh Đăknông năm 2006 toàn tỉnh có 28.285 hộ nghèo, chiếm 33,73%, trong đó hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 63,93%; năm 2007 có 14.671 hộ nghèo, chiếm 15,7%, trong đó hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 46,51%; năm 2008 có 8.228 hộ nghèo, chiếm 7,95%, trong đó: hộ thuộc diện chính sách có công chiếm tỷ lệ 0,21%; hộ thuộc diện chính sách xã hội chiếm 3,33%; chủ hộ là nữ chiếm 22,82%; hộ dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm tỷ lệ 29,59%; hộ dân tộc thiểu số khác chiếm tỷ lệ 31,53%.
Đắk Lắk là tỉnh có số đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó dân tộc Êđê hơn 300.000 người, dân tộc Nùng hơn 69.000 người, dân tộc Tày hơn 57.000 người, dân tôc M’Nông hơn 40.000 người, dân tộc Gia Rai hơn 17.000 người….Tổng số hộ nghèo cuối năm 2009 là hơn 48.200 hộ, trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm hơn 60%. Năm 2009 toàn tỉnh có 35 xã, 84 thôn buôn đặc biệt khó khăn.
Lâm Đồng là tỉnh miền núi, thành phần dân cư, dân tộc đa dạng, trình độ dân trí còn nhiều chênh lệch, thiếu vốn, sản xuất lạc hậu, giá cả các mặt hàng nông sản không ổn định, thiên tai lũ lụt thường xuyên… nên số hộ nghèo của tỉnh Lâm Đồng còn rất lớn. Đến nay, toàn tỉnh vẫn còn 41.493 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 16,44% tổng số hộ dân toàn tỉnh; ngoài những hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được hỗ trợ làm nhà ở theo Quyết định 134/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ thì toàn tỉnh vẫn còn 3.558 hộ gia đình còn ở nhà dột nát, tạm bợ, cần được tiếp tục hỗ trợ đầu tư xây dựng. Cuộc vận động này đề ra kế hoạch từ nay đến hết năm 2009 sẽ vận động sự đóng góp của toàn xã hội mỗi năm khoảng 7 tỷ đồng để hoàn thành việc xoá nhà tạm cho trên 3.550 hộ nghèo. Trong năm 2010, tỉnh Lâm Đồng sẽ tiến hành giao đất sản xuất cho 3.158 hộ với định mức 5 ha/hộ; hỗ trợ cho những hộ nghèo 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian đồng bào chưa tự túc được lương thực và 5 triệu đồng/hộ để tạo đất sản xuất. Hiện tại, số hộ nghèo thiếu đất sản xuất trên địa bàn tỉnh vào khoảng 4.669 hộ. Trong năm 2010, tỉnh phấn đấu giao đất cho khoảng 3.158 hộ. Giao đất trồng rừng sản xuất cho 96 hộ với định mức 0,5 ha/hộ và giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho 1.415 hộ với tổng diện tích trên 30 ngàn ha.
Công cuộc xóa đói giảm nghèo cũng đạt được những kết quả khả quan:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh trong khu vực đều đạt từ 9 đến trên 11, 12%/năm, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên được cải thiện rõ nét, từ Buôn, Làng đến Thành phố, Thị xã đều có nhiều khởi sắc. Công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt nhiều kết quả, từ khu vực có tỷ lệ đói nghèo cao, các tỉnh đã nỗ lực phấn đấu giảm nghèo nhanh. Tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng giảm 4 đến 5%/năm, nhiều Buôn, Làng trở thành giàu có, Buôn, Làng văn hoá.
- Chính nhờ sự lồng ghép các chương trình, dự án của Trung ương một cách linh hoạt, nên năm 2009 toàn vùng Tây Nguyên đã tạo điều kiện để 13.000 hộ thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn vùng từ 15,6% xuống còn 13,8%. Mỗi tỉnh ở Tây Nguyên triển khai công tác xóa đói giảm nghèo một cách cụ thể nên mang lại hiệu quả thiết thực.
Bên cạnh những thuận lợi thì công cuộc xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh Tây Nguyên vẫn còn nan giải, cho đến nay, đói nghèo trong khu vực vẫn còn trên 11%, trong đó tỉnh Kon Tum 12,76%, Gia Lai 12,4%, Đắk Lắc 11,07%, Đắk Nông 14,8%… một số đồng bào dân tộc có tỷ lệ đói nghèo cao từ 27 đến 40%, đời sống của đồng bào sống ở các Buôn, Làng vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, hàng năm vẫn còn hàng trăm ngàn hộ đồng bào dân tộc phải cứu đói giáp hạt. Nếu tính theo chuẩn nghèo Quốc tế và khu vực, thì tỷ lệ đói nghèo ở các tỉnh Tây Nguyên còn 40 đến 50%.
2.2.2 Nguyên nhân cơ bản về tình trạng nghèo đói ở Tây Nguyên
Trước hết phải khẳng định so với khu vực Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ thì Tây Nguyên là mảnh đất nhiều tiềm năng và có nhiều lợi thế nhất; đất đai màu mỡ, phong phú đa dạng phù hợp cả cho phát triển chăn nuôi, trồng trọt. Về cây công nghiệp cũng rất phong phú và có giá trị kinh tế cao như cây cà phê, cao su, chè, điều, dâu tằm, cây bông, cây tiêu, thuốc lá, cây mía… đều có khả năng mở rộng diện tích, chiếm ưu thế trên thị trường trong nước và quốc tế; rau, đậu, hoa, cây ăn quả, dược liệu, chăn nuôi đại gia súc nếu được quan tâm đầu tư phát triển đều có giá trị kinh tế cao, tạo mở nhiều việc làm và thu nhập cao cho đồng bào; ngoài ra với nhiều danh lam thắng cảnh, sân bay, cửa khẩu Quốc tế, có khả năng phát triển các ngành nghề dịch vụ du lịch, thủ công mỹ nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong khu vực. Song do nguồn đầu tư còn hạn hẹp, thiếu cân đối, đồng bộ nên không ít tiềm năng thế mạnh chưa được phát huy, khoa học kỹ thuật chưa phát triển; kiến thức, kinh nghiệm làm ăn của đồng bào còn nhiều hạn chế, cùng với những tập tục lạc hậu chưa được xoá bỏ đang là những rào cản cho phát triển, một bộ phận dân cư do thiếu đất canh tác, thậm chí đất không nhiều vẫn hướng vào trồng cây cà phê, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, do hạn hán mất mùa không có thu hoạch dẫn đến thiếu thốn, nghèo đói; một số gia đình do đông con, ruộng đất ít dẫn đến thu nhập thấp. Một nguyên nhân rất cơ bản trong mấy năm qua do thiên tai biến động bất thường, hạn hán kéo dài, không đủ nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, do tăng đột biến diện tích trồng cà phê đã làm cho không ít gia đình khốn khó, do mùa màng không có thu hoạch dẫn dến thiếu ăn.
Trong những năm qua, Chính phủ cũng như các Bộ, ngành chức năng đã có nhiều chuyến khảo sát, làm việc với địa phương, nhiều chủ trương đã được phê duyệt, đặc biệt hệ thống hồ đập, công trình thuỷ lợi ở các tỉnh trong khu vực được xem xét đầu tư để đảm bảo đủ nguồn nước cho sản xuất và đời sống dân sinh, nhưng do nhiều nguyên nhân dẫn đến các công trình theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã không được các ngành, các cấp thực hiện kịp thời nên cứ hạn hán xảy ra là các tỉnh Tây Nguyên lâm vào tình trạng thiếu nước trầm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, đời sống nhân dân.
Qua nghiên cứu thực trạng, có thể thấy vấn đề nghèo đói ở Tây Nguyên xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, thiếu nguồn lực và kỹ thuật. Đồng bào dân tộc thuộc diện nghèo ở Tây Nguyên đang thiếu thốn đáng kể về hầu hết các nguồn lực cho sản xuất như đất, vốn, lao động có kỹ thuật v.v...Thực tế các hộ nghèo đã được bố trí đất sản xuất nhưng do thiếu các nguồn lực về tài chính và kỹ thuật nên đất sản xuất không được sử dụng có hiệu quả. Các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm cũng có nhiều hạn chế; cùng với kỹ thuật canh tác truyền thống vẫn là phát nương làm rẫy; cây trồng, vật nuôi chưa được đa dạng hóa... nên giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích còn rất thấp. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin về thị trường sản phẩm, về công nghệ còn rất sơ khai; việc hỗ trợ về kỹ thuật gieo trồng, chăn nuôi hầu như chưa phát triển. Vì vậy, có thể nói những hộ nghèo chưa có đủ điều kiện và khả năng để tự vượt nghèo bằng nội lực của chính mình.
Thứ hai, việc làm không ổn định, thu nhập thấp. Hộ nghèo ở các tỉnh Tây Nguyên thường đông con, đa phần có từ 5 đến 6 con; lao động chính trong nhà có học vấn rất thấp, rất khó có cơ hội tìm được việc làm có thu nhập khá và ổn định. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người ở vùng Tây Nguyên chỉ bằng 67,2% so với mức trung bình toàn quốc; trong đó, thu nhập bình quân đầu người của nhóm hộ nghèo là dưới 200.000 đồng /người/tháng. Những hạn chế về kinh tế chính là cản trở đối với người nghèo trong việc tiếp cận các điều kiện phúc lợi trong giáo dục, chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt văn hóa v.v...
Thứ ba, dễ gặp rủi ro do điều kiện ngoại cảnh. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Tây Nguyên rất tiềm tàng cho phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, đặc biệt là các loại cây công nghiệp có giá trị. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất lại phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, khí hậu, nước tưới, giá cả vật tư, phân bón... Việc rớt giá một số sản phẩm nông nghiệp trong nhiều năm qua, cùng với nắng hạn, mưa lũ thất thường đã làm cho Tây Nguyên gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ tư, hạn chế về cơ sở hạ tầng và ảnh hưởng bởi tính biệt lập về địa bàn cư trú. Nhiều năm qua, nhất là từ khi có Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị và Quyết định 168/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn Tây Nguyên hằng năm đều tăng. Cụ thể là giai đoạn 2001 - 2005 đã đầu tư 40.498 tỉ đồng (bình quân 8.000 tỉ đồng/năm) tăng bình quân 18,17%/năm. Tuy nhiên, do phần lớn địa bàn mà đồng bào dân tộc sinh sống là những nơi dân cư sống rải rác, địa hình chia cắt phức tạp nên suất đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng cao, trong khi nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước cũng như hiệu quả thu được đều hạn chế nên đồng bào chưa được hưởng lợi nhiều từ các nguồn đầu tư của nhà nước.
Thứ năm, nhận thức và năng lực tự vươn lên thoát nghèo của người dân cũng như công tác xóa đói, giảm nghèo còn hạn chế. Về mặt nhận thức, đồng bào nghèo ý thức chưa đầy đủ về việc phải tự giải thoát mình khỏi cảnh nghèo khó, chưa lo tích góp vốn để đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh. Ở nhiều nơi, đồng bào còn cho rằng, đầu tư xóa đói, giảm nghèo là việc của Nhà nước, của chính quyền các cấp nên họ chưa có ý thức hợp tác, bảo vệ và khai thác các công trình hạ tầng do nhà nước đầu tư. Bên cạnh đó, năng lực điều hành của chính quyền địa phương trong công tác xóa đói, giảm nghèo chưa được thể hiện rõ; một số nơi chưa bố trí được cán bộ chuyên trách có đủ năng lực và trình độ, nhất là thiếu đội ngũ cán bộ người dân tộc; hoặc thiếu sự phối, kết hợp nhịp nhàng giữa các bên tham gia quản lý.
2.3 Kết quả của công tác xóa đói giảm nghèo.
2.3.1 Chương trình 134 ở Tây Nguyên
Chương trình 134 là tên thông dụng của Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn mà Chính phủ Việt Nam áp dụng từ năm 2004 nhằm mục đích đẩy nhanh tiến độ xóa nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Các mục tiêu chính sách của Chương trình 134 gồm:
Đảm bảo mỗi hộ dân tộc thiểu số có tối thiểu 0,5 ha đất nương, rẫy hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước hai vụ để sản xuất nông nghiệp.
Đảm bảo mỗi hộ dân tộc thiểu số ở nông thôn có tối thiểu tối thiểu 200 m² đất ở. Riêng hộ dân tộc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long có chính sách riêng.
Chính quyền trung ương cùng chính quyền địa phương sẽ trợ cấp cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo chưa có nhà ở hoặc nhà ở tạm bợ để họ xây nhà.
Chính quyền trung ương sẽ trợ cấp bằng 0,5 tấn xi măng cho mỗi hộ dân tộc thiểu số để xây dựng bể chứa nước mưa hoặc cấp 300.000 đồng để đào giếng hoặc tạo nguồn nước sinh hoạt đối với các hộ dân tộc thiểu số sống phân tán tại vùng cao, núi đá, khu vực khó khăn về nguồn nước sinh hoạt. Đối với các thôn, bản có từ 50% số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số trở lên, chính quyền trung ương sẽ trợ cấp 100% kinh phí xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Đối với các thôn, bản có từ 20% đến dưới 50% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số, chính quyền trung ương sẽ trợ cấp 50% kinh phí xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung.
2.3.1.1 Kết quả đạt được
Thực hiện Chương trình 134 của Chính phủ, 5 tỉnh ở Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng) đã giải quyết được gần 27.500 ha đất ở, đất sản xuất cho hơn 53.000 hộ; làm mới và sửa chữa cho hơn 11.000 căn nhà; giải quyết nước sinh hoạt cho hơn 37.000 hộ đồng bào ở vùng sâu, vùng xa.
Phần lớn diện tích đất sản xuất cấp cho bà con đều là những vùng đất tốt, tương đối bằng phẳng và gần buôn làng. Quỹ đất được lấy từ nhiều nguồn, thu hồi diện tích dôi dư từ các nông-lâm trường, xí nghiệp, đất bỏ hoang hóa trước đây trong cộng đồng dân cư và đầu tư khai hoang, san ủi mặt bằng, đắp bờ vùng bờ thửa rồi mới cấp cho bà con. Ở những vùng có nguồn nước tưới, mỗi hộ thiếu đất hoặc không có đất sản xuất được nhận từ 2-4 sào, còn ở những vùng cao (đất nà thổ) thì được nhận nhiều hơn từ 1-2ha. Tùy theo từng vùng đất, bà con bố trí từng loại cây trồng hợp lý như lúa giống mới 1 vụ và 2 vụ, ngô lai, sắn cao sản... và thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật thâm canh nên năng suất cây trồng đạt khá cao qua mỗi vụ sản xuất. Đối với những hộ thay vì cấp đất sản xuất thì được giao khoán chăm sóc vườn cây cao su, cà phê nhận khoán khâu quản lý bảo vệ rừng trong các đơn vị kinh doanh đóng trên địa bàn, đều làm tốt và có mức thu nhập khá. Nhờ vậy, nhiều hộ đồng bào dân tộc đã nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo và từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.
Về nhà ở mức đầu tư của Chính phủ, làm mới cho hộ nghèo căn nhà có diện tích 24m2 bằng tường xây, mái lợp tôn và nền láng xi măng có giá trị 6 triệu đồng. Nhưng trên thực tế, hầu hết những căn nhà được làm theo Chương trình 134 đều có giá trị cao hơn (10 -20 triệu đồng). Khoản tiền vượt mức hỗ trợ của Nhà nước là do những hộ hưởng lợi thấy được ý nghĩa và lợi ích của Chương trình nên tự vay mượn thêm trong bà con, dòng họ ở buôn làng để góp kinh phí cùng làm. Ở Gia Lai, trước khi làm nhà chính quyền đã đưa ra 2 mô hình là nhà sàn và nhà trệt để người hưởng lợi chủ động chọn lựa và tùy theo khả năng tài chính của từng hộ để xây dựng phù hợp, không có tình trạng áp đặt cũng như làm dối, làm ẩu.
Chương trình 134 của Chính phủ đã được khẳng định tính hiệu quả về giải quyết những khó khăn trong đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo của đồng bào các dân tộc thiểu số. Hiện nay, trong toàn vùng Tây Nguyên giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 28% (tiêu chí cũ), theo tiêu chí mới là hơn 50%, hạn chế tình trạng du canh du cư, không để xảy ra thiếu đói, mặc dù hạn hán liên tục xảy ra trong những năm gần đây. Chương trình 134 của Chính phủ vẫn được tiếp tục triển khai thực hiện, tạo sự đồng thuận trong dân. Ở Gia Lai bước đầu đã hình thành được làng nghề dệt thổ cẩm (huyện Đăk Đoa), làng nghề du lịch ở các làng Đê Cóp và Đê K’Tu (huyện Mang Yang), cơ sở sản xuất các loại nhạc cụ dân tộc (thành phố Pleiku)...
Tại tỉnh Đăk Lăk Sau hai năm thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến nay toàn tỉnh đã khai hoang được 5.442,74 ha, đạt 47,50%; Tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ được giao đất là 9.378 hộ đạt 28,22% với diện tích hơn 3.689 ha (trong đó có 6.756 hộ được giao đất sản xuất với diện tích là 3.775 ha; và 2.622 hộ được giao đất ở với diện tích là 114 ha); Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 1.069 hộ với diện tích 529 ha; giải quyết việc làm cho 461 lao động; di giãn dân trong nội bộ huyện 797 hộ. Việc giải quyết vốn đã được tỉnh chỉ đạo kịp thời, với 37,69 tỷ đồng được chi tạm ứng cho 13 huyện, thành phố để thực hiện phương án giải quyết đất ở và đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
2.3.1.2 Những khó khăn gặp phải
Thực tế ở một số địa phương đã cho thấy vấn đề sau khi thực hiện Chương trình có nhiều điều đáng quan tâm. Các công trình nước sinh hoạt xuống cấp hoặc không phát huy hiệu quả; các ngôi nhà chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng của người dân, nhiều ngôi nhà chất lượng chưa cao, diện tích quá nhỏ; đất sản xuất cấp cho một số hộ dân chưa được sử dụng đúng mục đích, còn bị bỏ hoang do quá xa nơi ở của bà con, chất lượng đất không tốt... Đặc biệt là nguồn vốn dành cho việc bảo trì, quản lý sử dụng công trình sau khi hoàn thành hiện nay chưa có. Bên cạnh đó còn gặp nhiều khó khăn như văn bản hướng dẫn của Trung ương ban hành chậm nên khi triển khai thực hiện còn nhiều vướng mắc. Công tác giải ngân cấp phát vốn mặc dù chỉ tiêu phân bổ kế hoạch hàng năm vào tháng 12 năm trước nhưng công tác thông báo hạng mục đầu tư, tư vấn, khảo sát thiết kế dự toán - kỹ thuật, phê duyệt thẩm định đầu tư kéo dài dẫn đến triển khai thi công vào cuối năm gặp thời tiết không thuận lợi...
Do nhiều địa phương không còn quỹ đất cho đồng bào; giá hỗ trợ xây nhà chỉ có 5 triệu đồng/hộ là quá thấp trong khi giá thị trường cao gấp vài chục lần nên không thực hiện được; việc vận động đồng bào về nơi ở mới là rất khó khăn; công tác điều tra phân loại đối tượng thụ hưởng chương trình chưa thật chính xác. Nhiều địa phương không tự cân đối được mức ứng 20% do kinh phí địa phương hạn hẹp; chế độ thông tin báo cáo chưa đầy đủ kịp thời đã ảnh hưởng đến công tác quản lý chỉ đạo của Uỷ ban Dân tộc.
So với yêu cầu giải quyết đất ở và đất sản xuất của Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 134 thì tiến độ trên là rất chậm do đã gặp phải những khó khăn trong việc tìm kiếm quỹ đất, khai hoang, tái định cư, xây dựng cơ sở hạ tầng đi kèm, vận động những hộ có nhiều đất, có thu nhập ổn định, các doanh nghiệp có đất trên địa bàn nhượng lại hoặc chuyển giao một số diện tích cho địa phương…
2.3.2 Chương trình 135 ở Tây Nguyên
Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, là một trong các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam do Nhà nước Việt Nam triển khai từ năm 1998. Chương trình được biết đến rộng rãi dưới tên gọi Chương trình 135 do Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt thực hiện chương trình này có số hiệu văn bản là 135/1998/QĐ-TTg. Theo kế hoạch ban đầu, chương trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn; giai đoạn 1 từ năm ngân sách 1998 đến năm 2000 và giai đoạn 2 từ năm 2001 đến năm 2005. Tuy nhiên, đến năm 2006, Nhà nước Việt Nam quyết định kéo dài chương trình này thêm 5 năm, và gọi giai đoạn 1997-2006 là giai đoạn I. Tiếp theo là giai đoạn II (2006-2010).
Mục tiêu tổng quát
- Tạo chuyển biến nhanh về sản xuất
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường.
- Cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
- Giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong nước.
- Đến năm 2010: Trên địa bàn không có hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 30%.
Nội dung chính chương trình
Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản suất của đồng bào các dân tộc. Đào tạo cán bộ khuyến nông thôn bản. Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả, phát triển công nghiệp chế biến bảo quản. Phát triển sản xuất: Kinh tế rừng, cây trồng có năng suất cao, chăn nuôi gia súc, gia cầm có giá trị.
Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Làm đường dân sinh từ thôn, bản đến trung tâm xã phù hợp với khả năng nguồn vốn, công khai định mức hỗ trợ nhà nước. Xây dựng kiên cố hóa công trình thủy lợi: Đập, kênh, mương cấp 1-2, trạm bơm, phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp và kết hợp cấp nước sinh hoạt. Làm hệ thống điện hạ thế đến thôn, bản; nơi ở chưa có điện lưới làm các dạng năng lượng khác nếu điều kiện cho phép. Xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng. Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, bản (tùy theo phong tục tập quán) ở nơi cấp thiết.
Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, kiến thức kĩ năng quản lý điều hành xã hội, nâng cao năng lực cộng đồng. Đào tạo nghề cho thanh niên 16 - 25 tuổi làm việc tại các nông lâm trường, công trường và xuất khẩu lao động.
Hỗ trợ các dịch vụ, nâng cao chất lượng giáo dục, đời sống dân cư hợp vệ sinh giảm thiểu tác hại môi trường đến sức khỏe người dân. Tiếp cận các dịch vụ y tế, bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cộng động.
2.3.2.1 Những thành tựu đạt được
Thực hiện chương trình 135 giai đoạn 1, đời sống của đại đa số người dân vùng đặc biệt khó khăn được nâng cao. Điển hình như tỷ lệ hộ nghèo ở Đắk Lắk giảm bình quân hơn 4%/năm (giảm hơn 11.000 hộ/năm), một số xã tỷ lệ giảm nghèo bình quân hàng năm đạt 7-12% như: Cư Pơng, Đắc Phơi, Ea Trang, Ea Tam…
Qua đi sâu tìm hiểu điều kiện tự nhiên, khí hậu, nguồn nước, dự án hỗ trợ sản xuất, nâng cao năng lực cán bộ tại chỗ, trợ giúp pháp lý tại các xã đặc biệt khó khăn, các thành viên đoàn giám sát nhận thấy việc thực hiện chương trình 135 giai đoạn 2, lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia khác như chương trình 134 về hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt; chương trình 168 về cấp phát các mặt hàng chính sách; chương trình vay vốn ưu đãi, trợ cước trợ giá… đã tạo ra diện mạo mới ở Tây Nguyên.
Hiệu quả rõ nét nhất là đã tạo điều kiện cho địa phương phát triển bền vững, nhất là trên lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng và các chính sách an sinh xã hội.
Chính vì triển khai chặt chẽ, bài bản chương trình 135 nên ở hầu hết các xã đặc biệt khó khăn nơi đoàn đến giám sát, đều giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên, có xã mạnh dạn xin thoát khỏi chương trình 135 như xã Ea Tam (huyện Krông Năng - Đắk Lắk).
Cách trung tâm huyện 17 km, xã Ea Tam có gần 10.000 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng di cư từ các tỉnh miền núi phía Bắc (chiếm 88%). Hiệu quả từ việc tổ chức thực hiện chương trình 135 giai đoạn 2 với lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia khác đã tạo cho địa phương một diện mạo mới, đặc biệt trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các chính sách an sinh xã hội.
Chương trình 135 từ năm 1999 đến năm 2004 Nhà nước đã đầu tư cho các tỉnh Tây Nguyên 727 tỷ đồng; Chương trình hỗ trợ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn từ năm 2001 đến năm 2004 của Tây Nguyên được đầu tư 15 tỷ đồng. Riêng năm 2004 toàn vùng Tây Nguyên có 2.600 hộ nghèo được hỗ trợ 3,7 tỷ đồng xoá nghèo. Từ năm 2000 đến năm 2004, các vùng đặc biệt khó khăn ở Tây Nguyên được hỗ trợ 177 tỷ đồng tiền trợ giá, trợ cước các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân. Sự đầu tư lớn như vậy đã tạo cho các tỉnh Tây Nguyên có thêm những nguồn lực phát triển. Đến cuối năm 2004, hầu hết các xã ở Tây Nguyên có đường ô tô, 95% xã có điện, rất nhiều xã có điểm bưu điện văn hoá xã; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 24,9% năm 2000 xuống còn 13,6% cuối năm 2004. Đặc biệt, năm 2004 tốc độc tăng trưởng kinh tế của Tây Nguyên vượt so bình quân chung cả nước, với GDP ( Tổng sản phẩm quốc nội ) các tỉnh trong vùng đạt từ 9 đến 12%.
Tại huyện CưM’gar Giai đoạn II của Chương trình 135 bắt đầu từ năm 2006 trong 4 năm 2006, 2007, 2008, 2009 huyện CưM’gar đã đưa vào sử dụng 02 công trình đường giao thông và 08 công trình phòng học với kinh phí đầu tư 3.450 triệu đồng. Nguồn vốn này đã xây dựng 15 phòng học, mua sắm trang thiết bị học tập cho các trường học và đầu tư xây dựng 2 km đường giao thông cấp phối. Ngoài ra trong năm 2009, nguồn vốn xây dựng trung tâm cụm xã EaH’đing tiếp tục được đầu tư với kinh phí 2300 triệu đồng để mở rộng, nâng cấp 1,2 km tuyến đường giao thông trung tâm xã EaH’đing. Với tổng nguồn vốn đã đầu tư từ năm 2007 đến nay là 580 triệu đồng, toàn huyện đã có 117 hộ nghèo được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ kinh phí đầu tư máy móc thiết bị cho 13 nhóm hộ xây dựng mô hình sản xuất gắn với chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và đầu tư xây dựng 8 mô hình trồng trọt, chăn nuôi.Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cộng đồng đã được triển khai thực hiện từ năm 2008, đến nay đã có 240 lượt người dân được đào tạo, bồi dưỡng đầy đủ các nội dung, chuyên đề theo quy định của Uỷ ban Dân tộc, góp phần nâng cao nhận thức pháp lụât, nâng cao năng lực và sự tham gia của người dân trong triển khai thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II. Với Chương trình hỗ trợ học sinh hộ nghèo theo Quyết định 112 và Quyết định 101 của Thủ tướng Chính phủ đã được UBND huyện chỉ đạo triển khai thực hiện kịp thời và đúng đối tượng quy định. Năm học 2007 và 2008 đã hỗ trợ cho 196 học sinh mầm non, với kinh phí hỗ trợ 209 triệu đồng. Từ năm học 2009 – 2010, đã tiến hành điều tra xác định đối tượng thụ hưởng và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ cho trên 650 học sinh con hộ nghèo, kinh phí hỗ trợ khoảng 750 triệu đồng/năm.
2.3.2.2 Khó khăn gặp phải
Tuy nhiên, còn nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình 135 giai đoạn 2 cần lưu ý khắc phục. Chất lượng công trình chưa đi đôi cùng tiến độ, việc giải ngân nguồn vốn còn chậm. Đặc thù của vùng Tây Nguyên là người dân di cư tự do từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào, gây áp lực lớn cho địa phương sở tại trong ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế. Việc tuyên truyền thiếu đồng bộ nên đồng bào dân tộc chưa thống nhất trong thực hiện, thậm chí nhiều người không biết công trình nào trên địa bàn xã thuộc vốn đầu tư của chương trình 135, dẫn đến công trình bị bỏ ngang, chưa phát huy hết công năng sử dụng.
Tìm hiểu thực tế tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc 4 huyện: Krông Năng, Krông Bông (Đắk Lắk), Đamrông, Di Linh (Lâm Đồng), ông Bùi Sĩ Lợi - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Phó đoàn giám sát chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại: Một số chương trình đưa xuống cho dân chất lượng chưa tốt, chưa phát huy được sức sáng tạo của nhân dân trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, chưa đảm bảo sự đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Ví dụ, các đập tràn nước phải sửa đi sửa lại nhiều lần, công năng chưa lớn; công trình lớp mẫu giáo cho các buôn nhưng chưa có nhà vệ sinh, ảnh hưởng đến môi trường, hay công trình được đầu tư hàng trăm triệu nhưng chỉ cho các cháu học một buổi.
Chương trình 135 lồng ghép giảm nghèo đối với các xã đặc biệt khó khăn phải tính đến điều kiện khách quan về địa lý, thiên nhiên, điều tiết đất ở, đất sản xuất sinh hoạt cho dân là rất khó, hoặc chúng ta có quỹ đất nhưng đất đó không đem lại hiệu quả trong sản xuất nên dân không thể phát huy được. Vấn đề này quá tầm xử lý của chính quyền địa phương, mà các Bộ, ngành đặc biệt là Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn phải có kế hoạch, giúp cho các xã đặc biệt khó khăn tìm được hướng phát triển cây gì, con gì cho phù hợp với chất đất và điều kiện của địa phương đó.
2.3.3 Nghị quyết 30A
Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo, tên gọi đầy đủ là Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, là một chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ Việt Nam nhằm tạo ra sự chuyển biến nhanh về đời sống vật chất và tinh thần cho các hộ nghèo, người các dân tộc thiểu số ở 61 huyện nghèo trong cả nước (những huyện có tỷ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ của huyện lớn hơn 50%) sao cho đến năm 2020 có thể ngang bằng với các huyện khác trong khu vực.
Mục tiêu của chương trình, được xác định trong Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện giảm xuống còn 40% vào năm 2010, xuống bằng mức trung bình của tỉnh vào năm 2015, và xuống bằng mức trung bình của khu vực vào năm 2020. Thu nhập bình quân của các hộ ở huyện nghèo vào năm 2020 sẽ cao gấp 5,6 lần hiện nay. Tỷ lệ lao động nông thôn được tập huấn và đào tạo đạt trên 25% vào năm 2010, trên 40% vào năm 2015, trên 50% vào năm 2020. Đến năm 2020, giao thông sẽ thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã và cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản đã được quy hoạch; điện sinh hoạt được cung cấp cho hầu hết dân cư; điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc được cơ bản đảm bảo
Chính phủ đề ra 4 nhóm biện pháp để thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
- Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập (bao gồm cả đưa người lao động ở huyện nghèo đi lao động ở nước ngoài
- Đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí
- Bổ sung nguồn lực con người ở các cấp quản lý và các tổ công tác
- Đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả cấp thôn/bản, xã, huyện
Ngoài ra còn có các biện pháp như đề nghị các tập đoàn kinh tế nhà nước "đỡ đầu" các huyện nghèo.
Chính phủ đã giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực thực hiện Chương trình.
Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chủ trương vận động thanh niên tình nguyện về giúp đỡ các huyện nghèo.
2.3.3.1 Những thành tựu đạt được
Đối với Nghị quyết 30a, các tỉnh Tây Nguyên xác định đây là một chủ trương, một quyết tâm lớn của Đảng và Nhà nước đối với việc thúc đẩy phát triển sản xuất và cải thiện đời sống của nhân dân. Cấp ủy chính quyền các cấp và người dân đều nhận thức đây là một cơ hội rất lớn để các huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% đẩy nhanh tốc độ phát triển của mình và có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các địa phương khác. Do đó đã đạt được một số thành tựu:
- Nhiều doanh nghiệp đăng ký với Chính phủ hỗ trợ các huyện giảm nghèo nhanh và bền vững.
- hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ học bổng, học phí cho học sinh, xây dựng các nhà máy để tạo việ
Bình luận