Tiểu luận Công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc ở huyện miền núi A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế - Từ giác độ tiếp cận của lý thuyết phân tầng xã hội

22-01-2025 16:00 Lượt xem: 963 Download: 94 20 trang
Công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc ở huyện miền núi A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế - Từ giác độ tiếp cận của lý thuyết phân tầng xã hội

Bản xem trước: Download Bản đầy đủ

Tiểu luận Công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc ở  huyện miền núi A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế - Từ giác độ tiếp cận của lý thuyết phân tầng xã hội

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài

Dân tộc thiểu số huyện miền núi A Lưới nói riêng, giàu truyền thống yêu nước, một lòng một dạ đi theo Đảng, Bác Hồ làm cách mạng, cùng cả nước đứng lên đánh đuổi kẻ thù, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; truyền thống đó được tiếp tục phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN, tiến hành CNH-HĐH đất nước. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, dân cư phân bổ không đều, xuất phát điểm kinh tế chậm phát triến, dân trí thấp, phương thức canh tác chủ yếu là “phát- đốt-cốt- trỉa”, “tự cung tư cấp”, đời sống gặp nhiều khó khăn, tình trạng thiếu đói thường xảy ra nhất là lúc giáp hạt.

Văn kiện Đại hội X của Đảng ta đã khẳng định: "thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết tương trợ, giúp đỡ cùng nhau phát triển; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, phát triển sản xuất hàng hoá, chăm lo đời sống vật chất tinh thần, xoá đói giảm nghèo, mở mang dân trí, giữ gìn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc...". Chăm lo nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện A Lưới cũng là một phần cụ thể hoá các quan điểm của Đảng ta về chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi.

Công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay là chủ trương chung của Đảng và Nhà nước ta. Nghèo đói là một hiện tượng xã hội, liên quan mật thiết với việc bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc. Vì thế mà Đảng và Nhà nước ta xác định: Xây dựng CNXH nhằm mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Hệ thống chính sách xã hội ở nước ta được xây dựng trên nền tảng lấy con người làm trung tâm, tức là“ lấy con người làm gốc, vì con người phục vụ cho lợi ích của con người".

  Trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta có sự tăng trưởng phát triển đáng kể trong tất cả các mặt: văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị...Nhìn chung, đại bộ phận nhân dân đã có cơm ăn, áo mặc, đời sống ngày càng khá giả. Nhưng bên cạnh đó ở các vùng xa, vùng sâu, vùng dân tộc ít người và vùng nông thôn vẫn còn một số bộ phận dân cư đang sống trong cảnh đói nghèo, nhà cửa tạm bợ. Tại sao họ lâm vào hoàn cảnh như vậy? Đó là câu hỏi mà Đảng và Nhà nước ta lâu nay đang tìm cách tháo gỡ, không chỉ trong nước mà có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia, của bất cứ chế độ nào trên thế giới. Làm thế nào để thực hiện được điều như Bác Hồ hằng mong ước: "Ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặc, ai cũng được học hành".

Xóa đói giảm nghèo lại là một trong những vấn đề cấp bách nhất là đối với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa

  Ở Thừa Thiên Huế: Sau ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ Quốc, thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng và chính sách của nhà nước, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW, ngày 27/11/1989 của Bộ Chính Trị (khoá VI) và Quyết định 72-QĐ/HĐBT, ngày 13/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và Nghị quyết 13-NQ/TU, ngày 19/6/1999 của Tỉnh uỷ (khoá XI) “về phát triển kinh tế- xã hội vùng gò đồi miền núi Thừa Thiên Huế giai đoạn 1999- 2005". Đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế đã có bước chuyển biến quan trọng trên các lĩnh vực sản xuất và đời sống.

Tuy nhiên so với các huyện đồng bào các xã người kinh thì cuộc sống của đồng bào dân tộc nói chung còn gặp nhiều khó khăn. Để nắm bắt tình hình đó, nên tôi  đã chọn đề tài: "Công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc ở  huyện miền núi A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế - Từ giác độ tiếp cận của lý thuyết phân tầng xã hội" để làm tiểu luận hết môn.

2. Mục đích của đề tài

- Khảo sát thực tế để đánh giá thực trạng đói nghèo ở huyện A Lưới, tìm ra những nguyên nhân. Trên cơ sở đó có thể đề xuất một số giải pháp góp phần làm cho công tác xóa đói giảm nghèo có hiệu quả.

- Đưa ra những số liệu chân thực giúp cho công tác nghiên cứu, giảng dạy những chuyên ngành về xã hội học, kinh tế, về văn hóa- xã hội, về dân tộc, tôn giáo...

3. Đối tượng nghiên cứu

  Đề tài hướng vào các xã đồng bào dân tộc ở huyện A Lưới làm đối tượng nghiên cứu của mình. Trong đó đối tượng bao gồm 3 loại xã có đời sống kinh tế xã hội hiện nay được huyện đánh giá là khá, trung bình và yếu.

4. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận chung nhất là phép biện chứng duy vật đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu Xã hội học khác như điều tra, phỏng vấn, bảng hỏi (Anket),  phương pháp thống kê, tổng hợp so sánh... phương pháp chọn ngẫu nhiên ở các xã  khá, trung bình, yếu.

5. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài được kết cấu theo ba phần:

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO.

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC HUYỆN A LƯỚI.

III. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC Ở HUYỆN A LƯỚI

Bình luận