Mẫu Quy ước thôn văn hóa năm 2024 mới nhất

28-01-2025 09:51 Lượt xem: 3910 Download: 711 4 trang
Mẫu Quy ước thôn văn hóa năm 2024 mới nhất Điều 1: Tất cả mọi người thôn phấn đấu xây dựng gia đình văn hóa theo 4 tiêu chuẩn như: + Xây dựng gia đình hòa thuận hạnh phúc. + Đoàn kết tương trợ láng giềng. + Giữ gìn thuần phong mỹ tục, chăm lo xây dựng nếp sống văn minh. + Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân.

Bản xem trước: Download Bản đầy đủ

QUY ƯỚC THÔN VĂN HÓA

Chương 1.  XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA - THÔN XÓM VĂN MINH

Điều 1: Tất cả mọi người thôn phấn đấu xây dựng gia đình văn hóa theo 4 tiêu chuẩn như:

+ Xây dựng gia đình hòa thuận hạnh phúc.

+ Đoàn kết tương trợ láng giềng.

+ Giữ gìn thuần phong mỹ tục, chăm lo xây dựng nếp sống văn minh.

+ Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân.

Điều 2: Để tỏ lòng tôn kính vì lãnh tụ của dân tộc, mỗi nhà đều có ảnh Bác Hồ đặt ở vị trí trang trọng nhất. Các ngày lễ, tết đều treo quốc kỳ theo thông báo của trên.

Hàng năm, cứ 6 tháng và cuối năm mỗi gia đình đều tham gia bình chọn gia đình văn hóa. Phấn đấu hàng năm toàn thôn có ít nhất 70% số hộ được công nhận đạt danh hiệu này.

Điều 3: Trong quan hệ làng giếng, lấy ôn hòa, nhường nhịn, lấy tôn trọng, thông cảm lẫn nhau mà xử sự. Không được gây mâu thuẫn, chia rẽ các hộ gia đình, họ tộc, thôn này thôn khác.

Điều 4: Phát huy truyền thống tương thân, tương trợ từ xưa nay thôn ta vốn có. Bằng nhiều cách đỡ đần nhau theo nghĩa: "Lá lành đùm lá rách", mỗi năm giảm bớt 5% số hộ nghèo. Không để trong thôn có người nợ nần dây dưa.

Điều 5: Mọi người trong thôn đều có trách nhiệm nhắc nhở nhau cùng thực hiện tốt các chương trình dân số, chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thân thể. Mỗi nhà có ít nhất phải có một người tham gia các hoạt động thể thao cộng đồng mới được xét gia đình văn hóa.

Điều 6: Mọi người trong thôn không tham gia, không chứa chấp các tệ nạn xã hội, không tàng trữ, lưu hành các ấn phẩm văn hóa độc hại.

Điều 7: Mọi người phải có ý thức thực hiện đạo lý: "Uống nước nhớ nguồn", bằng cách tốt nhất thể hiện sự quan tâm: "Đền ơn đáp nghĩa".

Những người già neo đơn, trẻ em không nơi nương tựa cũng phải được chú ý giúp đỡ.

Khi có chủ trương ủng hộ các trường hợp trên thì mọi người tích cực tham gia đóng góp.

Điều 8: Mọi người trong thôn có trách nhiệm tham gia đầy đủ, đúng kỳ hạn các quy định đóng góp tiền của theo chủ trương trên quy định.

Thanh niên đến độ tuổi nghĩa vụ quân sự phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Khi trong thôn có người nhập ngũ, thôn sẽ tổ chức họp mặt tiễn đưa và tặng quà.

Điều 9: Mọi người trong thôn phải tham gia đầy đủ các lần sinh hoạt. Đi họp đúng giờ, ăn bận lịch sự, phát biểu đóng góp đúng trọng tâm. Ngoài các sinh hoạt bất thường, mỗi tháng toàn thôn sẽ họp một lần vào tối 16 âm lịch.

Điều 10: Những người sản xuất kinh doanh trong thôn phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Trong mua bán phải lấy chữ "Tín" làm đầu. Nghiêm cấm việc cho vay nặng lãi, làm hàng giả.

Điều 11: Các tộc họ trong thôn có nhà thờ (từ đường) nên xây dựng hoàn chỉnh quy ước gia tộc. Con cháu các tộc đã có tộc ước phải tuân theo tộc ước của tộc mình.

Chương 2  QUY ĐỊNH GIỖ CHẠP, CƯỚI XIN, TANG TẾ, LỄ HỘI TRONG THÔN

Điều 12: Việc giỗ chạp của từng gia đình, tộc phái là những sinh hoạt mang tính truyền thống. Thôn tôn trọng các sinh hoạt này, nhưng lưu ý mọi người nên tổ chức tiết kiệm đừng phô trương lãng phí... để dành tiền của làm những việc cần thiết hơn.

Điều 13: Hàng năm, đến ngày 8/2 âm lịch thôn sẽ tổ chức lễ tế Kỳ Yên để tưởng nhớ công đức tiền nhân, đồng thời kết hợp sinh hoạt toàn dân đánh giá quy ước. Việc tế lễ sẽ làm hết sức tiết kiệm, không tổ chức ăn uống lãng phí.

Điều 14: Việc tổ chức cưới hỏi trong thôn phải thực hiện theo đúng Luật hôn nhân và gia đình. Tổ chức sao cho phù hợp khả năng kinh tế gia đình, tiết kiệm, văn minh.

Các cặp vợ chồng phải hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn ở UBND xã trước ngày cưới. Chủ hộ phải báo cáo với thôn có cam kết không tổ chức ăn uống quá mức, gây say sưa làm mất an ninh trật tự thôn xóm.

Điều 15: Khi trong gia đình có người qua đời, chủ hộ hoặc người chủ tang phải kịp thời lập thủ tục báo tử với UBND xã và báo cho thôn biết. Người chế không để quá 48 giờ. Trường hợp chết do các bệnh truyền nhiễm thì phải tuân thủ theo quy định của y tế. Cấm không được tổ chức cầu hồn, soi môi hoặc bất cứ việc làm mê tín nào.

Điều 16: Hội trợ tang của thôn có trách nhiệm huy động mọi người trong thôn tam gia đưa người quá cố đến nơi an nghỉ mà không đòi hỏi bất cứ khoản thù lao nào. Tùy theo mức độ tuổi tác của người mất mà thôn sẽ tổ chức đưa tiễn theo nghi thức cổ truyền. Nhân dân trong thôn ngoài việc phúng điếu chia buồn, lúc di quan nên đưa tiễn đông đủ ít nhất phải đến địa phận xã nhà.

Điều 17: Hàng năm, vào dịp rằm tháng 7 âm lịch thôn sẽ tổ chức mừng thọ các cụ tròn tuổi 70 - 80 - 90 - 100 trở lên. Việc tổ chức mừng thọ sẽ gọn nhẹ, tiết kiệm nhưng bảo đảm trang nghiêm ấm lòng các cụ.

Điều 18: Ngày rằm tháng 8 hàng năm, ban công tác mặt trận thôn đứng ra chủ trì phối hợp với chính quyền và đoàn thể lo tổ chức tết Trung thu cho các cháu đầy đủ, hợp khả năng địa phương.

Chương 3  VIỆC KHUYẾN HỌC - LẬP THÂN, LẬP NGHIỆP

Điều 19: Mọi gia đình trong thôn phải có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để con em mình ở độ tuổi đi học đều được đến trường. Phấn đấu toàn thôn không có trẻ em bỏ học ở độ tuổi cấp I, cấp II.

Những người không có điều kiện đến trường thì phải tham gia học các lớp bổ túc đến năm 2005 thì toàn thôn phổ cập cấp II.

Điều 20: Thôn tổ chức một phân hội khuyến học, hàng năm đến dịp 2/9 (Quốc khánh) sẽ tổ chức khen thưởng cho các em học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó. Riêng các em thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học, trước ngày nhập trường thôn sẽ tổ chức gặp mặt dặn dò và tặng quà.

Điều 21: Thôn khuyến khích các cháu trưởng thành lo lập thân, lập nghiệp. Những người có nghề nghiệp ổn định, kinh doanh cần lao động nên ưu tiên cho các cháu thanh niên, nhất là các cháu đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Phấn đấu đến năm 2000 toàn thôn không có người ở độ tuổi lao động mà không có việc làm.

Chương 4.  QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HÓA PHÚC LỢI, BẢO VỆ SẢN XUẤT VÀ MÔI TRƯỜNG

Điều 22: Mọi người phải có trách nhiệm bảo vệ, tôn tạo di tích lăng ngũ hành, coi đây là tài sản quý báu của toàn thôn. Cấm xâm lấn đất đai, thả súc vật vào ăn cỏ, cấm trẻ em chơi đùa, đá bóng hoặc phơi phóng các loại.

Điều 23: Các công trình phục vụ đời sống như trường học, sân chơi thể thao, phòng đọc sách báo, kè chống xói lở, đường giao thông v.v... là tài sản chung của toàn thôn, mọi người phải có trách nhiệm gìn giữ. Cấm lấn chiếm, xây cất, tháo gỡ. Ai vi phạm phải hoàn trả nguyên dạng chức năng công trình, nếu không thực hiện sẽ bị lập thủ tục chuyển trên truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 24: Thôn khuyến khích các hộ chăn nuôi, nhưng phải đầy đủ chuồng trại, không được thả rông phá hoại sản xuất, làm bẩn đường sá. Các vật nuôi phải được tiêm phòng theo quy định của ngành thú y.

Nếu để súc vật gây thương tích người khác thì chủ hộ phải lo đầy đủ tiền thuốc men, viện phí, tiền đền bù công lao động cho người bị hại trong suốt thời gian điều trị.

Điều 25: Mỗi nhà trong thôn đều phải có thùng đựng rác, hàng ngày xử lý rác bằng cách đốt hoặc chôn, không được đổ ra sông. Cấm vứt rác, đổ nước bẩn, vứt xác súc vật chết ra đường.

Điều 26: Tùy theo điều kiện, từng gia đình cố gắng xây dựng một hố xí, giếng ăn hợp vệ sinh. Không phóng uế bừa bãi, không phơi phong các loại ra đường. Hàng tháng toàn thôn dọn vệ sinh một lần vào chiều ngày 14 âm lịch.

Chương 5 QUY ĐỊNH BẢO VỆ AN NINH - TRẬT TỰ

Điều 27: Mọi người trong thôn sống và làm việc theo pháp luật, có trách nhiệm nhắc nhở giám sát người khác cùng thực hiện.

Khi có người tạm trú thì chủ hộ phải kịp thời trình báo với thôn phó phụ trách an ninh, đồng thời phải chịu trách nhiệm các vụ việc do người đó gây nên.

Điều 28: Căn cứ theo tính chất nghề nghiệp ở thôn để đảm bảo sức khỏe mọi người, cấm các hoạt động ồn ào sau 23 giờ đêm. Buổi sáng các người có sử dụng xe máy không nên rồ ga, bóp còi inh ỏi làm ảnh hưởng giấc ngủ người khác.

Điều 29: Đối với các quán có sử dụng máy hát, các điểm Karaokê đều phải ngừng trước 22 giờ. Các hộ có bán các loại thức uống có men phải có cam kết với chính quyền thôn về giờ giấc. Không bán rượu cho trẻ em dưới
16 tuổi uống. Không bán uống say tại quán mình.

Điều 30: Người dùng rượu, bia không được mượn men để gây ồn ào làm ảnh hưởng trật tự thôn xóm, hoặc lăng mạ người khác.

Điều 31: Mọi người trong thôn có ý thức tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người khác. Nhưng kiên quyết không tham gia, chứa chấp hoạt động của các tà đạo, giáo phái chưa được nhà nước công nhận.

Chương 6  VIỆC THƯỞNG, PHẠT VÀ CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 32: Mọi người trong thôn có trách nhiệm thực hiện mọi điều khoản trong quy ước này. Nếu vi phạm phải chịu các hình thức xử lý từ kiểm điểm trong tổ, kiểm điểm trước toàn thôn, nếu nặng thì chuyển trên truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu làm tốt sẽ được biểu dương toàn thôn hoặc đề nghị lên trên khen thưởng.

Điều 33: Các trường hợp khen thưởng hoặc xử lý khuyết điểm phải được họp toàn dân xem xét và quyết định (có văn bản cụ thể).

Hàng năm lấy ngày 8/2 âm lịch để sinh hoạt đánh giá việc thực hiện quy ước.

THAY MẶT NHÂN DÂN TOÀN THÔN

Đại diện chi bộ

 

 

 

 

 

Đại diện chính quyền

Đại diện mặt trận

Đại diện hội người cao tuổi

 

 

 

Đại diện thanh niên

       

 

Bình luận